Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Loài chim xấu tính nhất thế gian



Chim tu hú mẹ vô trách nhiệm đẻ nhờ trứng vào tổ người khác, sau đó đứa con ác quỷ giết sạch con đẻ của mẹ nuôi và hưởng trọn sự chăm sóc.
alt
Trong số những loài chim xấu tính nhất thế giới, có lẽ chim tu hú là 
loài đứng đầu danh sách vì sự tàn nhẫn và máu lạnh của mình.

alt
Thiên chức làm mẹ và chính tình cảm với đứa con là sợi dây gắn kết đẹp đẽ nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho muôn loài. Nhưng loài tu hú lại từ chối thừa nhận thiên chức đó.

alt
Vào mùa sinh sản, chim tu hú mẹ sẽ tìm kiếm cho mình một chiếc tổ 
của loài chim khác. Nó sẽ nhảy vào tổ đẻ một quả trứng của mình lẫn vào. 
Do trứng tu hú có kích thước tương đương và hoa văn gần giống 
nên vợ chồng chim bị “đẻ nhờ” không thể phát hiện ra.

alt
Ngay từ trong trứng nước, chim tu hú con đã có bản năng của loài chim ác quỷ. Nó ra đời sớm hơn những con chim chích con khác và ngay từ giây phút đầu tiên đến với thế giới, tu hú con đã lộ ngay bộ mặt “khốn nạn” và máu lạnh vô tình hệt như mẹ của mình.

alt
Vừa ra đời, chim tu hú con đã gào thét đòi bố mẹ nuôi mớm thức ăn.

alt
Vui mừng vì tưởng đứa con bấy lâu mình ấp ủ chào đời, vợ chồng chim 
bị lừa gạt vui sướng, chăm chỉ kiếm ăn để phục vụ chiếc mồm rộng ngoác 
luôn luôn kêu đói của đứa con nuôi ác độc.

alt
Trong khi đó, chỉ chờ bố mẹ nuôi đi vắng, con chim tu hú con còn chưa 
mở mắt đã biết “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, 
đôi cánh và phần lưng những quả trứng chim còn chưa kịp nở còn lại văng ra khỏi tổ.

alt
Khi chim bố, chim mẹ bay về, tu hú con lại giả dạng làm một đứa con ngoan ngoãn, 
đói bụng đang móng ngóng bố mẹ về.

alt
Để rồi, khi bố mẹ nuôi bay ra khỏi tổ để tìm kiếm thức ăn cung phụng nó, 
nó lại ở tổ tiếp tục nhẫn tâm xuống tay với những quả trứng khác. 
Thậm chí nếu những quả trứng kịp nở ra con non, những con chim non 
tội nghiệp cũng chung số phận với anh em còn chưa kịp nở của mình.

alt
Vào lúc đó, vợ chồng chim bất hạnh vẫn không hề biết đến âm mưu diệt tộc của đứa con nuôi có bản năng ác quỷ, không hề biết đứa con nở sớm nhất của mình lại là đứa con của kẻ khác và càng không ngờ hơn, tuy vẫn còn bé xíu, chim tu hú con đã biết độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim bố mẹ.
Ngày qua ngày, chim tu hú con cứng cáp hơn, quá trình giết chết hoàn toàn con đẻ của bố mẹ nuôi cũng diễn ra nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn.

alt
Nó quyết tâm không tha một quả trứng nào, không tha một con chim non nào, 
đẩy bằng sạch những quả trứng khác cha khác mẹ ra khỏi tổ.

alt
Cuối cùng, sau bao nỗ lực, con tu hú con cũng hoàn thành sứ mệnh của quỷ, 
đuổi cùng giết tận tất cả trứng và chim non khác loài.

alt
Kể từ đó trở đi, tu hú con lớn lên rất nhanh và suốt ngày kêu réo, đòi hỏi 
nguồn thức ăn từ đôi chim bố mẹ nuôi nhỏ bé tội nghiệp. Khi đã đủ lông, 
đủ cánh, nó sẽ bay đi không một lời hàm ơn kẻ nuôi dưỡng nó thành thục.

alt
Hiện tượng “đẻ nhờ” và cách hành xử đặc biệt của chim tu hú là một hiện tượng kỳ quái, tàn ác và vô cùng nham hiểm trong thế giới tự nhiên. Lý giải về hiện tượng này, 
có ý kiến chỉ ra vì chim tu hú mẹ chuyên ăn sâu, kể cả sâu có nọc độc.

                            http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/hongngan/2016_09_09/b/vach-mat-loai-chim-khon-nan-nhat-viet-nam-hinh-15.gif
Đối với chim tu hú đã trưởng thành, cơ thể của chúng sẽ miễn nhiễm với độc tố 
của sâu độc. Chim tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc 
có thể sẽ phải bỏ mạng. Chính vì thế mà tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim 
khác nuôi con mình.

alt
Ở Việt Nam, chim tu hú phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và vùng trung du. 
Vào mùa Đông ở miền Bắc rất ít khi gặp loài này vì phần lớn chúng bay 
về phương Nam tránh lạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét