LỜI GIỚI THIỆU: Ông John Glaser là nhà nghiên cứu về an ninh thế giới tại Đại học Georgr Mason. Các bài nghiên cứu của ông thường được đăng trên tuần báo Newsweek và các nhật báo Guardian, Washington Times, Đài CNN cũng thường dùng tài liệu của ông.
Trong bài nghiên cứu đăng trên tờ National Interrest ngày 28/12/2015, ông Glaser trích dẫn nhiều nguồn nghiên cứu của nhiều học giả khác như Graham Allison (GS môn Khoa học chính trị trường John F. Kennedy of Government tại Đại học Harvard), John Mearsheimer (nhà nghiên cứu về bang giao Quốc tế), Lyle Goldstein (GS phụ giảng về TQ và Hải quân tại trường US Naval College) Robert Jervis (GS trường Bang giao Quốc tế Adlai Stevenson, đại học Columbia) và nhiều nhà nghiên cứu khác trong nhiều lĩnh vực như GS Charles Glaser, GS Daniel Drezner, Joseph M. Parent (Trường Mỹ nghệ Đại học Miami), Paul K. MacDonald (Khoa chính trị Đại học Wellesley) và GS Barry Posen (Khoa học chính trị, Đại học MIT) để đi đến kết luận rằng: “Hoa Kỳ không cần phải giành thế thượng phong tại Châu Á Thái Bình Dương, vì chính sách nầy có thể tạo ra chiến tranh một cách không cần thiết với Trung Quốc”. Sau đây là nội dung bài viết của ông John Glaser:
THE UGLY TRUTH ABOUT AVOIDING WAR WITH CHINA: (do học giả Trần Bình Nam lược dịch, đăng trên Đàn Chim Việt).
Vì nội dung bài viết quá dài, tôi chỉ xin tóm tắt từng điểm chính trong bài nầy để bình luận:
[1] Nhà nghiên cứu Graham Allison (GS môn Khoa học chính trị trường John F. Kennedy of Government tại Đại học Harvard) lập luận rằng, thế quốc tế giữa Hoa Kỳ và TC giống như cái thế giữa 2 thành phố Athens và Sparta thuộc Hy Lạp vào thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và trận chiến giành thế độc tôn của Sparta kéo dài 30 năm làm cho hai nước đều kiệt quệ mà nhà sử học Thucydides sau nầy đã dẫn ra như một bằng chứng lịch sử bi đát về sự tranh hùng để tranh giành quyền bá chủ.
oOo
Nếu nói rằng, cuộc chiến giữa Athens và Sparta là cuộc chiến giữa 2 thành phố là sai hoàn toàn, đó là cuộc chiến được gọi là “CHIẾN TRANH PELOPONNESUS” giữa 2 liên minh:
- Liên minh Delos lãnh đạo bởi Athena.
- Liên minh Peloponnesian lãnh đạo bởi Sparta.
Cuộc chiến tranh Peloponnesus kéo dài từ 431 đến 404 TCN là một cuộc chiến giữa các thành bang Hy Lạp cổ đại. Liên bang Peloponnesus được lãnh đạo bởi thành bang Sparta đã đánh bại Liên minh Delos do Athens dẫn đầu. Các nhà sử học thường chia nó thành 3 giai đoạn:
- Cuộc chiến Archidamius, Sparta phát động cuộc xâm lược Attica, trong khi Athena lợi dụng sức mạnh hải quân để tấn công bờ biển Peloponnesus cố gắng ngăn chận các dấu hiệu bất ổn trong đế chế, giai đoạn nầy của cuộc chiến được quyết định năm 421với “Hiệp ước hòa bình Nicias”.
- Hiệp ước đó không có tác dụng được bao lâu khi một cuộc chiến mới lại xảy ra Peloponnesus. Sự đối đầu giữa Sparta và một liên minh của Athena là “Argos”vào năm 418 TCN lại làm bùng lên cuộc chiến. Tại Mantinea, Sparta đã đánh bại liên quân Athena và liên minh của họ. Chiến tranh lại tiếp tục khi Alcibiades đã lên nắm quyền lực tại Athena. Năm 415 TCN, Alcibiades đã thuyết phục quốc hội Athen gửi một lực lượng viễn chinh lớn để tấn công Syracusus ở Sicilia để giải tỏa áp lực của Sparta. Cuộc tấn công bị thất bại khi toàn bộ lực lượng trên bị tiêu diệt trong năm 413 TCN.
- Điều nầy mở ra giai đoạn cuối của cuộc chiến, thường được gọi là cuộc chiến Decelea hoặc chiến tranh Ionia. Trong giai đoạn nầy Sparta được sự hổ trợ từ Ba Tư. Cuối cùng, Sparta đánh tan hạm đội Athen ở Aegospotani đã đánh dấu chấm hết, kết thúc cuộc chiến và Athen đã đầu hàng ngay trong năm sau. Sparta trở nên hùng cường một thời rồi bị tiêu diệt. Lý do hùng cường là luật lệ và truyền thống sắt thép, những lý do bị tiêu diệt là do luật lệ truyền thống sắt thép đó bóp nghẹt dân Sparte không tiến bộ được. Chế độ cộng sản Tàu cộng đang đi theo vết xe đổ của dân Sparta.
Tóm lại, cuộc chiến giữa nền dân chủ Athena và chủ nghĩa quân phiệt Sparta không phải là một cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ mà đích thực là cuộc xâm lăng của chủ nghiã quân phiệt Sparta. Cuộc nội chiến nầy giống như chiến tranh Việt Nam, các nhà lãnh đạo VNCH tại Miền Nam Việt Nam là Tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu chỉ muốn xây dựng MNVN trở nên một quốc gia phú cường như Nam Hàn và không hề muốn tranh giành quyền lực với tên Hồ Chí Minh lãnh đạo VNDCCH tại Miền Bắc XHCN. HCM dưới sự chỉ đạo của Nga – Tàu phát động chiến tranh xâm lược MNVN, gây nên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn suốt 30 năm. Kết quả cuộc xâm lược MNVN, tên Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã xoá sạch cả một thế hệ thanh niên Việt Nam trên 4.000.000 người để phục vụ cho quyền lợi mẫu quốc LX & Tàu Cộng.
“Hiệp ước hoà bình Nicias” đã trở thành một kinh nghiệm quí báu cho nhiều thế hệ lãnh đạo của các quốc gia sau nầy. Sự tranh giành quyền lực không bao giờ có sự thỏa hiệp vĩnh viễn. Khi nói đến thỏa hiệp tức là nói đến 2 đường lối chính trị dừng lại ở một điểm nào đó để bắt tay nhau. Khi bước sang một thời điểm khác thì cái bắt tay kia không còn giá trị nữa. Nó đòi hỏi một bên phải biến mất vào bên kia để chỉ còn một đường lối hợp nhất. Vì vậy, bất cứ thỏa hiệp hay hiệp ước nào cũng chỉ là tạm bợ và không bao giờ có hiệp ước nào thực sự (real agreement), nó giống như Hiệp Định Geneve 1954 hoặc Hiệp Định Paris 1973 tại Việt Nam.
[2] Ông John Glaser viết: “Nếu tin rằng các biện pháp kềm chế Tàu Cộng sẽ làm cho TC dễ bảo hơn thì không có gì sai lầm bằng. Chính sách nầy chỉ làm cho tình hình an ninh trong vùng căng thẳng hơn. Tại sao? Vì TC vốn cảnh giác đối với Hoa Kỳ, luôn tìm cách tạo bất ổn cho TC như: Hoa Kỳ can thiệp bảo vệ Đài Loan, Hoa Kỳ dàn trải một lực lượng hải quân hùng hậu tại Biển Đông và Tây Thái Bình Duơng và là nước có cam kết vừa chính thức, vừa bán chính thức với tất cả các nước lâng bang của TC. TC tin rằng Mỹ là một quốc gia “bất thân thiện” sẵn sàng làm bất cứ gì để giảm ảnh hưởng chính trị của Tàu Cộng trên thế giới,” ông nói. “Sự lo lắng của TC không phải không có căn cứ. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ chung quanh bờ biển TC có tính đe dọa. Hạm đội TBD của Hoa Kỳ luôn luôn thao diễn với các nước trong vùng. Hoa Kỳ còn có một lực lượng quân sự mấy sư đoàn tại Nam Hàn và một lực lượng hùng hậu khác tại các đảo phía nam Nhật Bản không xa bờ biển TC bao nhiêu. Trong khi đó, 40% dầu thô cung ứng cho nền kinh tế TC đều phải đi qua vùng biển mà trên nguyên tắc TC chưa có đủ khả năng bảo vệ nếu có chiến tranh.”
oOo
Ông John Glaser khi viết những lời nhận định nầy, tôi tin chắc rằng ông ta chưa nghiên cứu kỹ vấn đề tại sao Hoa Kỳ đề ra những biện pháp kềm chế Tàu Cộng và chính sách nầy không phải làm cho TC dễ bảo hơn theo như ông ta nghĩ, mà là hạn chế tham vọng bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh. Xin quý vị hãy đọc lời phát biểu của một nhà ngoại giao cao cấp TC để đánh giá khả năng nghiên cứu của John Glaser:
- Ngày 17/11/2015, nhân một cuộc tiếp xúc với báo chí trước ngày mở ra hai hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Manila và ASEAN tại Kuala Lumpur sẽ có lãnh đạo Bắc Kinh tham gia, Thứ trưởng Ngoại giao TC là Liu Zhenmin (Lưu Chấn Dân) xác định: “Chính phủ Trung Quốc có quyền và có năng lực thu hồi các đảo và đá ngầm bị các nước láng giềng chiếm đóng bất hợp pháp”.
- Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu hết toàn bộ Biển Đông và trong thời gian gần đây, tìm cách củng cố yêu sách của mình bằng cách ráo riết bồi đấp các bãi đá họchiếm đoạt từ tay VNCH và Philippines trước đây và biến nó thành các đảo nhân tạo và cấp tốc xây dựng trên đó các cơ sở thành những căn cứ quân sự.
- Hành động biến đá chìm thành đảo nổi với ý đồ “quân sự hóa” của TC đã gây nên căng thẳng với các nước láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như VN, Philippines, Malaysia, Indonesia…và với Hoa Kỳ vốn quan ngại trước các đe dọa đối với tự do lưu thông trong khu vực.
- Trong buổi hợp báo ngày 17/11/2015, tên Lưu Chấn Dân ngụy biện cho rằng: Việc TC xây dựng một phi đạo dài để cho máy bay quân sự lên xuống trên một trong những hòn đảo nhân tạo, chủ yếu phục vụ mục tiêu dân sự: “Cơ sở càng lớn càng có thể được sử dụng tốt hơn cho mục đích dân sự”. Nhân vật nầy cũng tìm cách ngăn cản không cho các nước ngoài vùng can dự vào công việc TC đang xây dựng tại Biển Đông và ngăn cản không cho các nước ĐNÁ kết hợp với nhau chống lại các yêu sách của Bắc Kinh.
- Hải quân Hoa Kỳ chưa bao giờ hiện diện chung quanh bờ biển TC mà chỉ hiện diện trên Biển Đông và Hoa Đông và trên vùng biển nào được luật pháp quốc tế cho phép. Đô đốc Scott Swift cảnh báo: “Một số quốc gia coi tự do trên biển là những gì có thể lấy về làm của riêng và do đó có ý định hạn chế quyền tự do hàng hải trên vùng biển mà họ cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, tiếp tục đưa những lời cảnh báo vô giá trị, những đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên các vùng biển quốc tế, hoàn toàn không phù hợp với Công ước Quốc tế về Luật Biển. Hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ kiên quyết duy trì cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải”.
- Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải của riêng một quốc gia nào. Nếu cho rằng, 40% dầu thô cung ứng cho nền kinh tế TC đều phải qua vùng biển mà trên nguyên tắc TC chưa đủ khả năng bảo vệ nếu có chiến tranh.
Cần phải nói rõ, Biển Đông nằm trên tuyến đường biển giao thông huyết mạch nối liền Thaí Bình Dương – Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á là 5 trong số 10 tuyến đường biển huyết mạch thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông. Đây là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 – 200 tàu hàng các loại từ 5.000 tấn tới 30.000 tấn, chuyên chở hàng hóa qua lại trên Biển Đông. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.
Khu vực Biển Đông có những eo biển rất quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 eo biển chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á gồm: Malacca, Lombok, Sunda, Ombai-Wetar. Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới sau eo biển Hormuz.
Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn nhờ vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Ấn Độ không chỉ riêng gì Tàu Cộng. Nhưng, không có nước nào muốn độc chiếm Biển Đông, chỉ trừ Tàu Cộng tham lam muốn chiếm trọn Biển Đông thành ao nhà.
[3] Ông giáo sư Lyle Golstein cho rằng: “(1). Hiện TQ theo chính sách phòng vệ. Nhưng nếu TQ cảm thấy bị đe dọa hơn TQ sẽ chuyển qua thế đối ứng và tình hình có thể trở nên xấu đe dọa hòa bình thế giới…(2). Nhưng, nếu Hoa Kỳ biết cách chọn lựa, ổn định thế giới có thể được duy trì, trong khi Hoa Kỳ không mất gì. Hoa Kỳ có thể bỏ chính sách khống chế vùng biển Tây Thái Bình Dương mà không làm thiệt hại những quyền lợi cốt lõi của mình…(3). Hãy nhìn vị trí của Hoa Kỳ trên bản đồ thế giới. Hoa Kỳ nằm giữa lục địa Mỹ Châu, phiá Bắc là Canada, và phiá nam là Mexico là hai đồng minh không có tham vọng. Trong khung cảnh đó, duy trì lực lượng quân sự lớn tại Đông Á không làm cho Hoa Kỳ an toàn hơn, chỉ tốn kém và phung phí nhân lực… và sự triển khai lực lượng như vậy làm cho Hoa Kỳ có nhiều rủi ro dính vào một cuộc chiến tranh cục bộ mà trên nguyên tắc chỉ lợi cho quốc gia được Hoa Kỳ bảo vệ hơn là có lợi cho Hoa Kỳ.
oOo
Tôi sẽ lần lượt bình luận từng điểm nhận định của giáo sư Lyle Golstein đưa ra:
- Tập Cận Bình dùng chiêu “Phủ để trừu tân” trên Biển Đông. Nghĩa đen của nó là bớt lửa dưới nồi. Ý nghĩa của nó là giải quyết căn bản một vấn đề gì giống người ta đang đun một nồi nước sôi là khi thấy nồi nước sắp sôi bùng lên, phải bớt lửa hạ nhiệt ngay, không cho nước sôi tràn ra khỏi miệng nồi. Trong chính trị, khi thấy một vấn đề sắp bùng nổ ngoài khả năng giải quyết thì phải tìm cách khẩn trương hạ nhiệt, giống như người ta bớt lửa dưới nồi. Trong lĩnh vực quân sự cũng thế, giữa lúc đôi bên dàn trận, tình thế căng như quả bóng sắp nổ, nếu thấy binh lực chưa của mình chưa thể thắng được địch thủ thì phải làm cho quả bóng xì hơi.Biển Đông là đấu trường của một cuộc chiến tranh cân não của Bắc Kinh đấu trí với Washington chứ không đấu lực, chỉ dám gây hấn, chứ không dám gây chiến.
Ông Tân Kỳ Phương – Viện Nghiên cứu Quốc tế về TC (CIIS) – nói với giới truyền thông Philippines rằng: “Nếu Biển Đông có chiến tranh, bên thua trận không phải là Hoa Kỳ, cũng chẳng phải Philippines mà là Tàu Cộng”. Chiến tranh chưa bao giờ là sự lựa chọn của Bắc Kinh để giải quyết các tranh chấp ngang ngược chủ quyền lãnh thổ Biển Đông. Ngày càng có nhiều học giả và trí thức TQ và hiểu biết về lịch sử đã lên tiếng phản đối những yêu sách vô lý của chính phủ nước này liên quan đến “đường lưỡi bò 9 đoạn” trên Biển Đông như: Li Wa Dang, Li Linh Hua…Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa Xã đã thẳng thắng, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Gây chiến tranh Biển Đông & Hoa Đông. Tập Cận Bình dựa sức mạnh gì để giành chiến thắng trước 4 mũi giáp công: “Mỹ – Nhật – Ấn – Australia”? Dựa vào sân bay dõm Liêu Ninh chọi với Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ và 2 tàu khu trục lớp 22DDH – Izomo của Nhật Bản và 3 tàu sân bay của Ấn Độ mà chiếc mới là chiếc INS Vikramaditya.
- Giáo sư Lyle Golstein khuyên, Hoa Kỳ có thể bỏ chính sách khống chế vùng biển Tây Thái Bình Dương mà không làm thiệt hại đến quyền lợi cốt lõi của mình. Theo tôi, đây là những “ý tưởng khôi hài”. Tôi xin chứng minh:
Ông Golstein đừng quên rằng, tranh chấp lãnh thổ hoặc tranh chấp chính trị, bất luận bản chất cuộc đấu tranh thế nào bằng vũ lực, bằng lý luận, bằng mưu trí…hai đối thủ cũng tiến hành hoạt động vào 3 mục tiêu:
1- Ngăn chận sức bành trướng của phe đối nghịch.
2- Đẩy lui lực lượng phe kia
3- Tiêu diệt toàn bộ sức mạnh phía thù nghịch.
Một nguyên tắc bất di bất dịch trong đấu tranh chính trị, theo Hàn Phi Tử: “Lực đa tắc nhân triều, lực thiểu tắc triều ư, nhân cố minh quân vụ lực.” (Lực khỏe thì thiên hạ theo ta, lực yếu thì ta buộc phải phục tùng thiên hạ, cho nên ông vua giỏi là phải kiến thiết lực mạnh.” Ngày nay, quan hệ giữa nước này với nước kia không có thực lực thì lấy gì phát triển và tồn tại?
Vì vậy, có thể nói rằng: Bất cứ cuộc đấu tranh chính trị hay tranh giành quyền lực thống trị bao giờ cũng diễn tiến trên 3 mặt trận chính:
- Giữa những có quyền lực trong tay và những kẻ chưa có quyền lực. Kẻ có tìm cách giữ, kẻ không có tìm cách đoạt.
- Giữa những người cùng có quyền lực, nhưng muốn quyền lực mình lớn hơn lấn áp người khác.
3- Giữa các tập đoàn lớn như các quốc gia, các dân tộc.
Tóm lại, chính trị là hết thảy những hành động nhằm duy trì, mở rộng và tranh đoạt quyền lực. Ngũ Giác Đài không bao giờ chịu từ bỏ quyền lực thống trị ở Biển Đông, nhường địa bàn nầy cho bọn thảo khấu hải quân Tàu Cộng tự do hoành hành, tác oai, tác quái ở vùng biển đó.
Trên Biển Đông, Bắc Kinh đã cản trở “quyền lợi cốt lõi” của Hoa Kỳ là cản trở lưu thông hàng không – hàng hải trên Biển Đông mà mỗi năm lưu lượng chuyển vận hàng hóa trên Biển Đông trên 5.000 tỷ USD. Hoa Kỳ chỉ yêu cầu mọi quốc gia quanh vùng kể cả Bắc Kinh tuân thủ triệt để Luật biển UNCLOS và tự do lưu thông trên Biển Đông trong vùng biển quốc tế này.
Việc Bắc Kinh theo đuổi chủ nghĩa Đại Hán bành trướng bá quyền ở Biển Đông khiến hàng loạt các nước Châu Á – TBD đã có nhu cầu mua sắm vũ khí để tự bảo vệ lãnh thổ. Tính đến giữa tháng 5/2015, trong tổng chi tiêu quốc phòng châu Á – TBD chiếm 423 tỷ USD, theo thống kê của Viện Nghiên cứu hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Mỹ hiện đang tìm cách bán vũ khí nhiều hơn vào Châu Á- TBD như máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet. Nhật Bản, Đài Loan, Australia và Ấn Độ là những khách lệ thuộc vào thị trường vũ khí của Mỹ.
- Ông Golstein đã chóng quên trận tấn công Trân Châu Cảng hay Chiến dịch Hawaii (theo cách gọi Bộ tư lệnh Đế quốc Nhật Bản) là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ Hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ nhật ngày 7/12/1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến II.
Trận Trân Châu Cảng và vụ 9/11 tại New York đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Hoa Kỳ, nước Mỹ sẽ không bao giờ để nó tái diễn. Tấn công từ xa là thế phòng ngự tốt nhất, Ngũ Giác Đài luôn đề cao cảnh giác một Trung Cộng đang trỗi dậy mạnh mẽ với tham vọng thống trị thế giới, có khả năng bất ngờ tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
Đề nghị ông Lyle Golstein nên đọc những tác phẩm của Alfred Mahan, Đô đốc Mỹ (1840-1914), ông được mô tả là “Chiến lược gia của biển cả”, trong đó có quyển “SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA QUYỀN LỰC TRÊN BIỂN LỊCH SỬ 1600 – 1783” để mở mang thêm kiến thức. Các quan niệm căn bản của Đô đốc Alfred Mahan tập trung vào một quan niệm không có gì khác hơn là phải “chế ngự biển cả”.
Ông đã đề nghị rằng việc phòng thủ lãnh thổ, các khu vực bờ biển và hải cảng nên giao nhiệm vụ “Lục Quân” hơn là “Hải Quân”, ông cho rằng không một nước nào có thể tự xưng mình là một sức mạnh toàn cầu nếu không có khả năng thiết lập kế hoạch sức mạnh hải quân trên toàn thế giới. Ngoài khả năng có một lực lượng tàu chiến hùng mạnh có khả năng hiện diện ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào và sẵn sàng đánh bại bất cứ kẻ thù nào có ý định tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
Ngày nay lực lượng Hải quân Hoa Kỳ với 12 HKMH gồm: USS Enterprise CVN 65, USS Nimitz CVN 68, USS Eisenhower CVN 69, USS Carl Vinson CVN 70, USS Rooservelt CVN 71, USS Lincoln CVN 72, USS Washington CVN 73, USS Stennis CVN 74, USS Truman CVN 75, USS Ronald Reagan CVN 76, USS Bush CVN 77 và USS Gerald Ford CVN 78 đã bảo cho an ninh cho Hoa Kỳ là quyền lực vĩ đại duy nhất trên thế giới.
Trước đó, Đô đốc Nhật Bản Isozoku Yamamoto (1884-1943) nhận định rằng: “Các cuộc hành quân của hàng không mẫu hạm và đã chứng tỏ khả năng của chúng để tung ra sức mạnh qua khoảng cách dài. Từ sau trận Trân Châu Cảng, không một quốc gia nào đã duy trì bất cứ một mức độ chế ngự thế giới mà không có lực lượng HKMH để đại diện quyền lực của nó quanh địa cầu.”
Ngày 6/2/2015, TT Obama đã chính thức công bố văn bản “Chiến lược an ninh quốc gia” (National Security Strategy – NSS) đã đưa ra phương hướng và hoạch định các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ. Chiến lược nầy khẳng định, Hoa Kỳ duy trì một nền quốc phòng vững mạnh với lực lượng quân đội được huấn luyện tinh nhuệ, trang bị vũ khí tối tân nhất thế giới, cam kết tăng cường bảo vệ an ninh nội địa, xây dựng một thế trận an ninh toàn cầu có thể huy động được tổng lực sức mạnh quốc gia.
Văn bản tái xác nhận tầm quan trọng của chính sách “xoay trục sang Châu Á-TBD” cho biết, Washington tiếp tục chuyển thêm nhiều nguồn lực kinh tế và ngoại sang khu vực nầy. Theo Cố vấn an ninh Quốc gia Susan Rice về căn bản, đây là một chiến lược để tăng cường các nền tảng sức mạnh Hoa Kỳ bao gồm: chính trị, kinh tế, quân sự để duy trì vai trò “lãnh đạo” của Mỹ trong thế kỷ 21, qua đó giúp Mỹ có thể giải quyết những thách thức hiện tại và nắm bắt các cơ hội trong tương lai.
Trong tương lai, kể cả Tàu Cộng giàu hơn về kinh tế, mạnh hơn về quân sự nhưng Bắc Kinh cũng không thể đoạt được địa vị độc tôn thế giới của Mỹ, bởi Tàu Cộng có ảnh hưởng rất yếu ớt đến cục diện chính trị toàn cầu, do không có đồng minh, không có bạn bè cũng như xây dựng được quyền lực mềm.
Tin mới nhất cho thấy, những căng thẳng về Biển Đông cho thấy Hoa Kỳ cần phải duy trì một lực lượng Hải quân hùng mạnh ở vùng nầy. Đó là lời tuyên bố của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Paul Ryan ngày 7/1/2016 sau khi Bắc Kinh cho 3 máy bay dân dụng đáp xuống sân bay xây dựng phi pháp ở Trường sa, một hành động gây quan ngại cho Washington, theo lời phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Thomas Cook.
KẾT LUẬN:
Quý vị giáo sư, các nhà nghiên cứu và các học giả tên tuổi góp mặt trong bài viết này như: John Glasser, Lyle Goldstein, Robert Jervis, Daniel Drezner, William Wohlgorth, Joseph M. Parent, Paul K. MacDonald…Tất cả quý vị đều là những “Isolationist” chủ trương đưa Hoa Kỳ vào “CHỦ NGHĨA CÔ LẬP” (Isolationism). Muốn hiểu rõ “chủ nghĩa cô lập” là gì? Xin quý vị hãy xem tài liệu “Eisenhower rejects calls for US ‘isolationism’” (Eisenhower bác bỏ chủ nghĩa cô lập).
Vào ngày 10/6/1953, trong một bài phát biểu mạnh mẽ, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã phản bác những lời chỉ trích về chính sách đối ngoại thời “Chiến tranh lạnh” của ông. TT Eisenhower nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ đã tham gia cuộc chống chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu và sẽ duy trì nền quốc phòng mạnh mẽ. Chỉ một vài tháng sau khi trở thành tổng thống và với cuộc chiến tranh Triều Tiên vẫn tiếp tục diễn ra dữ dội. Eisenhower đã đặt ra cách tiếp cận cơ bản cho chính sách đối ngoại của ông bằng bài phát biểu nầy.
Ít tuần truớc đó, Thuợng nghị sỹ Robert Taft đã đưa những thách thức đối với chính sách đối ngoại của ông. TNS Taft lập luận rằng: “Nếu nỗ lực để đạt được một thỏa thuận hòa bình tại Triều Tiên đã thất bại thì Hoa Kỳ nên rút khỏi lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ và đưa ra chính sách của riêng mình để đối phó với Bắc Triều Tiên”.
Tại một buổi hợp của Phòng Tiểu Thương Quốc gia (National Junior Chamber of Commerce) ở Minneapolis. Ông phát biểu bằng cách mô tả chiến tranh lạnh như một trận chiến vì linh hồn của chính con người. Ông bác bỏ ý tưởng của TNS Taft cho rằng, Hoa Kỳ cần phải theo đuổi một chính sách đối ngọai độc lập hoàn toàn hay cái mà người ta có thể gọi là “Lý thuyết quốc phòng pháo đài”. Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng các quốc gia “Thế giới tự do” phải đứng lại cùng nhau và không có gì gọi là thống nhất một phần.
Với bài phát biểu nầy, Eisenhower đã đề ra điểm chính của chính sách đối ngoại mà sau nầy được biết tới dưới tên gọi “New Look” (cái nhìn mới) là sự ủng hộ của ông dành cho những phản ứng đa quốc gia trước sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, thay cho những hành động đơn phương của Hoa Kỳ.
Thế giới bước vào thế kỷ 21, chính sách đối ngoại của Mỹ từ lâu đã được định hình bởi ý niệm về một nước Mỹ gánh vác sứ mệnh đặc biệt nhằm tăng cường tự do, an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Ý tưởng nầy xuất hiện từ năm 1630, khi John Winthrop, thống đốc đầu tiên của Thuộc địa Vịnh Massachusetts, tuyên bố rằng, cộng đồng của mình phải hành xử như một “thành phố trên đồi” (city upon a hill) để làm gương cho toàn thế giới. Khi làm như vậy, ông đã gieo hạt giống về cách tiếp cận dựa trên các giá trị trên mà Mỹ đã áp dụng khi nó dẫn đầu sự phát triển của các quy tắc và cấu trúc mô hình trật tự thế giới ngày nay. Những quy tắc và cấu trúc này đã mang đến sự tăng trưởng kinh tế chưa từng có, đem đến mọi lợi ích cho mọi quốc gia.
Nếu như chính phủ Hoa Kỳ nghe lời “xúi dại” của quý vị theo “chủ trương cô lập” thì việc gì sẽ xảy ra trên Biển Đông? Không có Hải quân Hoa Kỳ hiện diện tại vùng biển nầy, thì chắc gì Luật pháp Quốc tế có thể đóng vai trò đối trọng vững chắc, chống lại việc sử dụng “luật rừng” của Bắc Kinh?
Nhiều chuyên gia quốc tế nhận xét, Bắc Kinh không thể biện minh “đường lưỡi bò 9 đoạn” bằng bất cứ cách nào trên ánh sáng của LHQ về luật biển UNCLOS năm 1982. GS Peter Dutton – Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ – cho biết: “Nguyên nhân Bắc Kinh tránh né việc đưa tranh chấp lãnh thổ ra trọng tài quốc tế vì hiểu rõ rằng, luật pháp quốc tế sẽ không ủng hộ yêu sách của TC, đặc biệt là đòi hỏi chủ quyền Biển Đông dựa trên “đường lưỡi bò 9 đoạn” rất mơ hồ”.
Phía Mỹ tố Bắc Kinh áp dụng “luật rừng” trong tranh chấp Biển Đông với các hành động hung hăng, ngang ngược, bước ra ngoài các tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế. Ngày 16/9/2015, Bộ trưởng BQP Mỹ Ashton Carter tuyên bố cùng với nhiều đối tác trong vùng TBD và các quốc gia trên thế giới rằng, Washington quan ngại sâu sắc về các hoạt động cải tạo các đảo chìm thành đảo nổi, phá vỡ nguyên trạng trên Biển Đông, về các hoạt động quân sự hóa có thể dẫn tới xung đột giữa các nước có tuyên bố chủ quyền trên vùng biển nầy.
Theo VOA, ông Ashton Carter nhấn mạnh: “Mỹ sẽ không chùn bước trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải – hàng không trên Biển Đông và bảo vệ các nguyên tắc để giúp bảo đảm an ninh & thịnh vượng cho khu vực trong hàng thập kỷ,” ông Carter khẳng định. “Mỹ sẽ luôn đứng bên các đồng minh, tiếp tục can dự, bênh vực luật pháp quốc tế và góp phần bảo vệ an ninh ổn định ở Châu Á-TBD trong nhiều thập niên tới.”
Điều nầy đã chứng minh, sự hiện diện lực lượng Hải quân Hoa Kỳ ở Châu Á – TBD nói chung và Biển Đông nói riêng là không để Hải quân Tàu Cộng, một loại thảo khấu Somalia tự tung tự tác, uy hiếp, chèn ép, cướp bốc tài sản của những ngư phủ VN đang hành nghề đánh bắt hải sản trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Sammuel Huntington – GS Đại học Harvard, nhà khoa học chính trị – có nhận xét về Hoa kỳ như sau: “Một thế giới không có Hoa Kỳ dẫn dắt sẽ là một thế giới có nhiều bạo lực, mất trật tự hơn, kém dân chủ hơn và chậm phát triển hơn là một thế giới trong đó Hoa Kỳ tiếp tục có ảnh hưởng hướng dẫn và điều hành sinh hoạt.” Không biết các ông John Glasser,Graham Allison, Lyle Golstein…có đồng ý không? Hay vẫn muốn Hoa Kỳ theo “chủ nghĩa cô lập”?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét