Hiển thị các bài đăng có nhãn NGUYỄN THANH TÚ - CÔNG CỤ CỦA VC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGUYỄN THANH TÚ - CÔNG CỤ CỦA VC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Nguyễn Thanh Tú phục vụ cho ai? -- Trần Văn Quyền

Hôm 26 Tháng 8, 2016 vừa qua, trên đường đi “tìm công lý” cho thân phụ là cố ký giả Đạm Phong, Nguyễn Thanh Tú đã đăng ký với cơ quan thuế vụ ở Cali công ty tên là“ Vienam Canh Tan Cach Mang Đanchữ cuối tên của công ty đó là DAN, không có mẫu tự G, phóng ảnh phía dưới).
Tên đăng ký này nếu không để ý sẽ tưởng là trùng tên với Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng . Đăng ký xong Tú gửi thông báo (số 18) cho biết, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân (của Tú) đã trở thành một thương hiệu (Trade Mark) được cầu chứng tại tòa (Register in court).




Việc này tương tự như một người làm khai sinh cho con tên là DƯƠN rồi cấm người khác lấy tên DƯƠNG, một tên mà người ta đã sở hữu trước đó.
Chuyện này có lẽ chỉ là chuyện hòn sỏi ném ao bèo. Tuy nhiên, chuyện nào nó ra chuyện đó. Vì vậy cũng nên phân tích rạch ròi ở đây.
Trong vấn đề này có hai phần: a) Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Đảng Việt Tân, tên tiếng Anh là VN Reform Party, và b) Chuyện Nguyễn Thanh Tú đi “tìm công lý”.
Đảng Việt Tân: Những yếu tố  cần xét đến về danh xưng và thực thể của tổ chức này
Trước hết cần phải xác định rằng, những người Việt Nam ở trong và ngoài nước đứng lên đấu tranh trong mục tiêu chấm dứt chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản Việt Nam, hầu có điều kiện để canh tân đất nước và con người Việt Nam, họ không cần phải xin phép ai, hoặc phải được chính phủ nào cho phép, thì mới đấu tranh cho các mục tiêu vừa kể. Trong hơn 3 thập niên qua, rất nhiều người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã làm việc đó mà không cần phải có sự “cho phép” của chính phủ Mỹ, Canada, Úc, Pháp, v.v....
Những người có cùng lý tưởng, cùng mục tiêu đấu tranh như vừa kể sẽ tập họp với nhau thành những tổ chức đấu tranh hoặc đảng phái chính trị như đảng Phục Hưng, Đảng Đại Việt, Quốc Dân Đảng, miễn sao hoạt động trong khuôn khổ luật pháp của quốc gia nơi mình cư trú. Đảng Việt Tân cũng chỉ là một trong những tập hợp đấu tranh hoặc đảng phái chính trị đó của người Việt sau khi đã trải qua nhiều thời kỳ đấu tranh.
Trong thông cáo báo chí ngày 27 Tháng 8 vừa qua, ngay ở điểm đầu tiên  Đảng Việt Tân đã xác định rằng “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (gọi tắt là đảng Việt Tân), tức Vietnam Reform Party, là danh xưng chính thức của tổ chức chúng tôi. Đây là một thực thể có tư cách pháp nhân trong dạng unincorporated association, hoạt động hợp pháp tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới từ năm 2004.”
Nội dung của Thông Cáo nói trên cho thấy là Đảng Việt Tân được bảo vệ bởi Common Law (tạm dịch là Thông Luật hay Luật Chung) của Hoa Kỳ và được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận.
Bên cạnh đó, Việt Tân là một đảng chính trị của người Việt Nam, không hề có mục tiêu cạnh tranh với các đảng chính trị tại Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác. Mà chỉ là một phương tiện để thực hiện các mục tiêu đã nêu ở trên.
Vì vậy, vấn đề pháp lý của Đảng Việt Tân không cần thiết phải bàn thêm.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng hơn, liên quan đến danh xưng Đảng Việt Tân, là thực tế hoạt động của thực thể đấu tranh này không chỉ đối với người Việt Nam, mà còn đối với chính phủ của nhiều quốc gia tiên tiến khác, cũng như với truyền thông quốc tế.
Đối với người Việt Nam thì những ai quan tâm đến vấn đề đấu tranh cho dân chủ Việt Nam ít nhiều đều đã biết những hoạt động đấu tranh của Đảng Việt Tân, đặc biệt là qua những bài viết tấn công đảng này của Việt Cộng, vì thế không cần phải nêu ra ở đây.
Đối với chính phủ của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới thì lãnh đạo Đảng Việt Tân đã từng gặp và nói chuyện. Ví dụ lãnh đạo Đảng Việt Tân đã từng được mời vào toà Bạch Ốc, vào quốc Hội Canada, quốc hội Úc, hoặc tiếp xúc với giới chức hữu quyền của EU hay bộ ngoại giao của một số quốc gia Âu Châu để vận động cho nhân quyền Việt Nam. Đảng viên Việt Tân cũng đã nhiều lần điều trần tại các quốc hội Mỹ, Úc, Canada cũng như làm việc chung với các tổ chức NGO quốc tế trong một số vấn đề liên quan đến Việt Nam. Chẳng hạn như mới đây một số cán bộ Đảng Việt Tân đã cùng với các NGO và nghị sĩ Đài Loan tổ chức họp báo và thuyết trình về vụ ô nhiễm môi trường ở miền Trung do công ty Formosa Đài Loan gây ra hôm đầu tháng 8.
Giới truyền thông quốc tế như AFP, Reuters, v.v... trong nhiều bài viết liên quan đến dân chủ, nhân quyền Việt Nam vẫn thường đăng tải quan điểm của Đảng Việt Tân về vấn đề liên hệ.
Vì thế, nếu Đảng Việt Tân là một tổ chức “bất hợp pháp” (như Nguyễn Thanh Tú kêu rêu) thì chắc là chính phủ các nước Mỹ, Úc, Canada và nhiều nước Âu Châu đều đều “mù”, nên họ mới mời lãnh đạo của một tổ chức “bất hợp pháp” vào những cơ chế quyền lực cao nhất của quốc gia họ.
Nguyễn Thanh Tú đi “tìm công lý”?
Đây là vấn đề cần được quan tâm ủng hộ trong sự trong sáng của nó, chứ không phải theo cách “đi tìm”  mà Tú đang thực hiện.
Đối với việc một số ký giả Việt Nam vị bắn giết hơn 30 năm về trước, trong đó có cố ký giả Đạm Phong, thì trách nhiệm đều tiên và duy nhất là thuộc thẩm quyền của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang Hoa Kỳ (FBI). FBI không phải là cơ quan hữu danh vô thực, đó là một trong những cơ quan điều tra giỏi nhất thế giới. Họ đã bỏ ra 15 năm để điều tra nhưngvẫn không có kết quả.
Trong một bài báo viết về vấn đề này, nhà báo Bùi Văn Phú đã cho biết, “hai thám tử Napoleon Hendrix và Earl Sanders của sở cảnh sát San Francisco không tìm ra manh mối và kết luận vụ án mạng liên quan đến tiền bạc, chứ không mang mầu sắc chính trị. Thực ra lúc đó cũng đang có tranh giành quyền lợi tài chánh qua các dịch vụ chuyển tiền và gửi hàng về Việt Nam giữa các tổ chức Việt kiều Yêu nước ở Mỹ và Canada và Lâm có thể là nạn nhân của những tranh chấp này.”
Cũng có một giả thuyết khác cho rằng, vào thời gian đó, khi khí thế chống cộng đang bừng bừng trong cộng đồng người Việt, có thể người của việt cộng gài trong các cuộc vượt biên đã ra tay rồi đổ vấy cho các tổ chức của người Việt Nam, để nhà cầm quyền Hoa Kỳ vào cuộc hầu phá vỡ khí thế đấu tranh dạo đó. Nếu xét về sở trường khủng bố của việt cộng tại miền Nam Việt Nam trước đây (nay vẫn được báo chí CSVN tung hô), thì giả thuyết này có độ khả tín cao.
Dù gì đi nữa thì xét về mặt chứng cứ và pháp lý tội phạm đều cho thấy cáo buộc của Nguyễn Thanh Tú về trách nhiệm tổ chức Mặt Trận trong cái chết của bố ông ta chỉ là sự cáo buộc hồ đồ. Nhất là qua một số bài viết và phỏng vấn, ông thuật lại rằng những kẻ hăm doạ gia đình ông đều xưng là “Mặt Trận”. Ở một đất nước pháp trị như Hoa Kỳ mà kẻ đi thực hiện điều phi pháp lại tự vỗ ngực xưng tên thì khó ai tin được kẻ gian đó thành thật và kẻ tin vào điều đó thực sự chỉ là kẻ ngây thơ.
Kết luận
Sau gần 40 năm nằm im bỗng nhiên Nguyễn Thanh Tú viết rất hăng sau khi cuốn phim “Khủng bố ở Little Saigon”được trình chiếu vào tháng 11 năm 2015, dàn dựng bởi AC Thompsom qua sự cố vấn của tay thân cộng Tony Nguyễn ở Oakland, trùng với nơi mà Tú lập công ty mạo danh Đảng Việt Tân.
Trên con đường viết lách gọi là “đi tìm công lý” cho thân phụ, Tú miệt mài đánh phá hầu hết các tổ chức, cơ quan truyền thông, hoặc các nhân vật có những đóng góp nổi bật cho công cuộc đấu tranh chống bạo quyền CSVN hiện nay như, Đảng Việt Tân, Đài RFA, SBTN, VOICE, ... dân biểu liên bang Loretta Sanchez, thượng nghị sĩ tiểu bang Jannet Nguyễn,...Đến nay thì Tú ra thông báo tiếm danh Đảng Việt Tân và còn cấm tổ chức này không được dùng tên của mình nữa. 
“Công lý” đâu chẳng thấy, chỉ thấy một vài số báo Nhân Dân của việt cộng trích dẫn những điều Tú viết như là “bằng chứng” để “kết án” những tổ chức và cá nhân nêu trên là những “thành phần xấu”, ra sức  “phá hoại đất nước Việt Nam”.
Như vậy, việc làm của Nguyễn Thanh Tú phục vụ cho ai thì đã rõ.
Trần Văn Quyền

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

ÔNG NGUYỄN THANH TÚ VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẢNG VIỆT TÂN

ÔNG NGUYỄN THANH TÚ VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẢNG VIỆT TÂN

Nguyen Thuy Tram


Ngày 9 tháng 8, 2016, một người tên Michelle Duong đăng ký giấy phép hoạt động tại California, trùng tên với Đảng VT là "Viet Tan, Reform Party". Sau đó ông Nguyễn Thanh Tú thông báo trên mạng là CẤM CỬA đảng Việt Tân sử dụng danh xưng "VIET TAN" mà bà Michelle Duong vừa mới đăng ký tại T.P Oakland, California.
Ông Nguyễn Thanh Tú còn đưa ra yêu sách là:
(1) Bắt đầu từ ngày hôm nay (26 tháng 8, 2016) tuyệt đối không được dùng tên “Việt Tân” hay “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng” hay “Viet Nam Reform Party” trong bất kỳ trường hợp hay hoàn cảnh nào;
(2) Trong vòng 2 tuần lễ kể từ ngày hôm nay, phải gỡ bỏ trang mạng http://viettan.org và trang facebook.com/viettan; Phải xoá bỏ và ngưng xử dụng bất kỳ tài liệu nào mang các tên kể trên. Và đó là căn cứ pháp lý để chúng tôi đưa ông Hoàng Tứ Duy và băng đảng của ông ấy ra toà, từng người một.
(3) Ông Hoàng Tứ Duy và băng đảng của ông ấy có thể yên tâm là sẽ nhận được văn thư từ luật sư của chúng tôi trong nay mai.
Ở nước Mỹ có một bộ luật khá quan trọng là "Common Law" (*), tạm dịch là "Luật Thường Tình". Ví dụ cho dễ hiểu là một cặp nam và nữ sống chung với nhau, không làm hôn thú gì cả và sống trên 6 tháng thì theo Common Law họ vẫn có tư cách pháp lý là "Vợ Chồng" cho dù họ không có giấy hôn thú.
Đảng Việt Tân ra đời từ lâu trước khi cô Michelle Duong xin giấy phép lập một đảng trùng tên Việt Tân. Theo giấy phép C3934658 thì chỉ là giấy phép được xin phép qua dạng miễn thuế "501(c)(3) tax-exempt organization" của sở thuế tiểu bang California chứ chưa phải của của IRS (thuế liên bang).
Đảng Việt Tân lâu đời hoạt động dưới dạng "Unincorporated Business Trust", tức là một số người hoạt động không cần đăng ký, chứ không phải chữ "Unincorporated” mà ông Tú dịch là “không tư cách pháp nhân”!
“Unincorporated association" means an unincorporated group of two or more persons joined by mutual consent for a common lawful purpose, whether organized for profit or not.
Theo Common Law thì cứ 2 người trở lên làm ăn chung, không cần phải ghi danh hay đăng ký gì thì họ đương nhiên được luật định hợp pháp để đóng thuế và kể cả không cần đóng thuế nếu làm việc thiện nguyện.
"If an unincorporated association’s purpose is charitable, educational, and/or scientific in nature, it can qualify as a Section 501(c)(3) organization".
Vấn đề khác là "Bản Hiệu", danh xưng cho một Hội Đoàn, Đảng, Tôn Giáo bất vụ lợi thì luật không cấm người khác đặt danh xưng trùng tên, như tổ chức "Food Bank" có hằng trăm tổ chức trùng tên"Food Bank".
Ví dụ khác là một số cơ sở tôn giáo , hội đoàn, đoàn thể có thể trùng tên như "Boy Scouts of America" hay nhà thờ "Church Of Christ" được đặt tên cho nhiều nhà thờ, và các nhà thờ đó thuộc nhiều giáo phái Tin Lành khác nhau chứ không phải một.
Vấn đề khác là "Bản Hiệu", danh xưng cho một Doanh Nghiệp (có lợi tức) như "Bánh Cuốn Đa Cao", "Bánh Cuốn Tây Hồ", "Phở Pasture", "Bánh Bèo Đinh Công Tráng"v.v... Thì tùy vào giấy phép giới hạn lúc đăng ký trade mask cho Thành Phố, cho Tiểu Bang, hay Liên Bang, hoặc Quốc Tế đều khác nhau.
Ví dụ (1) đăng ký giấy phép "Thương Hiệu" cho cấp Thành Phố Mỹ như thương hiệu "Pho Factory"... nếu thương hiệu này chỉ đăng ký ở T.P Oakland thì các T.P khác như San Jose, hoặc ở tiểu bang như Houston, Texas, người khác cũng cũng có thể đăng ký trùng tên mà không bị ràng buộc bởi pháp lý.
Ví dụ (2) đăng ký giấy phép cấp Liên Bang Mỹ như thương hiệu "Lee Sandwiches" thì người khác không được sử dụng thương hiệu này trên toàn nước Mỹ và cuối cùng là:
(3) Thương Hiệu toàn cầu thuộc loại quốc tế (International) như "Apple, SamSung, Mcdonalds... thì không ai được sử dụng tên trùng này.
Điều quan trọng cần biết là nếu muốn lấy Thương Hiệu chỉ trong vòng một thành phố thì giá rất rẻ, chỉ 400USD/năm, nhưng nếu lấy thương hiệu Liên Bang như "Lee Sandwiches" thì mỗi năm phải trả cho nơi lưu trữ quản lý hồ sơ pháp lý, tiền luật sư cho thương hiệu từ 10.000USD – 50.000USD/năm, và nếu muốn giữ thương hiệu loại International thì phải đóng phí 100.000USD/năm cho loại "federal trademark".
Trở lại ông Nguyễn Thanh Tú chỉ là một đơn vị danh xưng của tổ chức Phi lợi Nhuận thì ông KHÔNG có tư cách Pháp Lý để bắt người khác không được sử dụng trùng tên, hơn nữa tổ chức Việt Tân đã ra đời trước, được bảo vệ bởi Common Law, thì nếu thưa ra tòa thì ông sẽ là người thua kiện chứ không ngược lại.
Vấn đề yêu sách khác ông đưa ra là đòi người khác lấy xuống và hủy trang mạng viettan org thì ông đi quá xa.
Theo luật về Internet trước năm 1999 nếu domain name (tên trang mạng) được người nào giành trước thì thuộc quyền sở hữu người đó. Vấn đề sau năm 1999 thì Quốc Hội thông qua nhiều luật mới và người (thương nghiệp) muốn giành trang mạng đó phải chứng minh được nhiều điều cần thiết, vì sao muốn gỡ bỏ trang mạng đó và người thưa cần phải register Thương Hiệu với Federal (Liên Bang) theo luật "federal trademark law".
Muốn làm được điều nầy thì ông Nguyễn Thanh Tú cần bỏ trước hết là 100.000USD để mua thương hiệu VIET TAN thuộc loại Quốc Tế thì lúc đó mới nói chuyện ra tòa để đòi lấy trang mạng viettan org xuống được.
Còn nhiều nữa những điểm nhấn về luật lệ phức tạp nước Mỹ, và thay lời kết thì Đảng Việt Tân thành lập dưới dạng "Unincorporated Business Trust", được bảo vệ bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ: "Common-law Trust" is that they are created under the common law of contracts and does not depend upon any statute for its existence. See the United States Constitution, Article 1 Sec. 10, Clause 1."
(*) Biên tập viên Minh Châu của SGB lưu ý cần phân biệt Common Law, viết hoa: có nghĩa là hệ thống pháp luật Anh Mỹ; common law viết thường: là tiền lệ được tòa án hoàng gia (hay các tòa thượng thẩm) áp dụng, dùng để chỉ nguồn áp dụng chung, thay thế các tiền lệ được áp dụng tại các tòa địa phương.
Common Law hiện nay được hiểu theo 3 nghĩa khác nhau:
- Thứ nhất, đó là một hệ thống pháp luật lớn trên thế giới dựa trên truyền thống hệ thống pháp luật của Anh; - Thứ hai, trên phương diện nguồn luật, án lệ (Case law) của Common Law được tạo ra bởi tòa án, phân biệt với đạo luật của Nghị viên; - Thứ ba, trên phương diện hệ thống Tòa án, Tòa án và các án lệ của Common Law cũng khác biệt với Tòa án và các án lệ của Equity Law.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Nguyễn Thanh Tú đang là công cụ của Việt cộng

Nguyễn Đình Trọng -----------------------

Sau vụ AC Thompsom thực hiện phim Terror In Little Sài Gòn chiếu trên hệ thống PBS Hoa Kỳ hôm 3/11/2015, nhằm mạ lỵ Cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ là một cộng đồng chống cộng quá khích đầy bạo lực, nhân vật có tên là Nguyễn Thanh Tú xuất hiện và bỗng nhiên trở thành con rối trong cộng đồng.



Trong vòng non 4 tháng qua, Nguyễn Thanh Tú đã viết tất cả 13 bài với những nội dung mang tính vu cáo nhắm vào ba tổ chức: đảng Việt Tân (VT), đài Á Châu Tự Do (RFA) và Hệ thống Truyền hình SBTN.



Nhận là con của một nhà báo có tên là Đạm Phong, bị giết chết vào tháng 9/1982 nhưng cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã không tìm ra thủ phạm sau 15 năm điều tra, Nguyễn Thanh Tú đã dựa theo những điều dựng chuyện vu cáo của AC Thompsom trong phim nói trên, liên tục viết những bài cáo buộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, tiền thân của đảng Việt Tân, đã nhúng tay trong việc sát hại nhà báo Đạm Phong.



Không chỉ vu cáo Mặt Trận là khủng bố - y như luận điệu của Cộng sản Việt Nam trong nhiều năm qua - nhưng hoàn toàn thất bại, Nguyễn Thanh Tú còn viết thư tố cáo RFA với những giới thẩm quyền – nhưng cũng lại hoàn toàn thất bại, và viết bài liệt kê một số dữ kiện về đảng viên Việt Tân tham gia hay cộng tác với RFA hoặc SBTN và cho là các cơ quan truyền thông này bị Việt Tân giựt dây.



Nguyễn Thanh Tú không dừng ở đó mà còn đi xa hơn khi xào nấu và bẻ cong những dữ kiện để tấn công RFA là đã tiếp tay đánh bóng Việt Tân và bịt miệng những người chỉ trích, là ông giám đốc chương trình Việt ngữ của RFA đã vi phạm luật khi cộng tác với các cơ quan truyền thông Việt ngữ.



Đồng thời, Nguyễn Thanh Tú còn vu cáo rằng đài SBTN là ngoại vi của Việt Tân chỉ vì từng cộng tác với đảng Việt Tân trong một số chương trình đấu tranh. Trong khi việc một cơ quan truyền thông hợp tác với tất cả mọi tổ chức, đoàn thể, đảng phái trong cộng đồng là chuyện bình thường và cần thiết, như đài SBTN đã cộng tác với Hội Thương Phế Binh VNCH, Cộng Đồng Người Việt tại Nam Cali, Tổ Chức Cao Trào Nhân Bản, Lực Lượng Cựu Quân Nhân ... nhằm phục vụ cộng đồng và công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ, nhưng Tú lại chỉ tập trung nhắm vào sự quan hệ giữa SBTN và đảng Việt Tân.



Những việc làm của Nguyễn Thanh Tú nói trên không giúp được gì cho việc đi tìm công lý cho cha mình, mà chỉ tạo ra tình trạng bát nháo, nhiễu loạn trong cộng đồng với những cáo buộc hồ đồ và phi lý.



Việc làm của Tú có lợi cho ai khi tấn công vào hai cơ quan đang làm cho CSVN e ngại nhất hiện nay là Đài RFA và SBTN.



13 lá thư tấn công Việt Tân, RFA và SBTN đã được CSVN khai thác tận tình, khi chúng sử dụng một số tay sai như Lão Móc Nguyễn Thiếu Nhẫn, Phạm Hoàng Tùng, Phạm Văn Thành, Kiêm Ái Lê Văn Ấn, Trương Minh Hòa để tung hứng và tán phát những bài của Nguyễn Tú trên các diễn đàn mạng.



Sau những khai thác nói trên, mới đây, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN, tham gia việc khai thác những bài viết của Nguyễn Thanh Tú để tấn công RFA liên hệ với Việt Tân qua bài viết “Khi mặt thật của RFA ngày càng lộ rõ!” ký tên Võ Hợp Lân, xuất bản ngày 22/4/2016.



Qua bài viết của Võ Hợp Lân, CSVN đã sử dụng Nguyễn Thanh Tú như một công cụ và dùng các luận điệu sai trái của Tú để quy chụp đủ điều về RFA.



Nào là đòi RFA thực hiện cuộc tổng rà soát tư cách đạo đức chức nghiệp của toàn thể nhân viên thuộc chương trình tiếng Việt ngữ.



Nào là RFA điều tra xem VT có chi trả tiền bạc, một cách trực tiếp hay qua một trong các cơ sở ngoại vi hoặc cộng tác viên (như VOICE, SBTN, VATV) mà nhân viên RFA hợp tác.



Nào là RFA điều tra về việc một đảng chính trị tìm cách ảnh hưởng đến một chương trình phát thanh được tài trợ bởi chính phủ Liên bang.



Bên cạnh những khai thác các vu cáo của Nguyễn Thanh Tú, Võ Hợp Lân còn lôi lại một bài viết cách đây 10 năm của một tên Cộng sản nằm vùng tại Úc Châu - Trần Đình Hoàng, từng đăng trên trang web Vietstudies của tay thân cộng Trần Hữu Dụng, lập lại những luận điệu tấn công RFA sặc mùi nhà nước độc tài CS, kết tội một cơ quan truyền thông đã có hiệu năng xé toạc bức màn thông tin giả dối, bưng bít của chế độ Hà Nội.



Dù là dùng các vu cáo của Nguyễn Thanh Tú hay của tên cộng sản nằm vùng Trần Đình Hoàng như những chất liệu “sống” nhằm tấn công RFA và đảng Việt Tân nói trên, toàn bộ nội dung bài viết của báo Nhân Dân đã biểu lộ một sự bực tức và cay cú về các nội dung phát thanh của đài Á Châu Tự Do.



Võ Hợp Lân của báo Nhân Dân đã viết: “RFA tiếng Việt đích thị là một cơ quan truyền thông được lập ra chỉ để giúp ai đó trút mối thâm thù với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, qua đó tìm mọi cách làm mất uy tín của Việt Nam; cố gắng truyền bá luận điệu, giá trị đi ngược lại định hướng phát triển của Việt Nam; cổ vũ các phát ngôn và hành vi chống đối, kích động hành vi vi phạm pháp luật.”



Quá cay cú, tờ báo đảng đã phải dùng đến thói quen dối trá để chống đỡ cho những cáo buộc của mình khi dám bẻ cong sự thật về lời phát biểu của bà Catharin Dalpino, nguyên là Phó ngoại trưởng đặc trách về nhân quyền Bộ Ngoại giao dưới thời Tổng Thống Clinton, nay là giáo sư thuộc Viện Brookings. Võ Hợp Lân dám nói là bà Dalpino đã gọi Đài Á châu Tự do là "một sự lãng phí tiền bạc", trong khi bà đã ca tụng “Đài RFA là một vũ khí quan trọng để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam và các quốc gia độc tài Á Châu.”



CSVN tưởng bở khi vin vào các luận điệu vu cáo sai trái nhằm tấn công Việt Tân của Nguyễn Thanh Tú để bêu rếu RFA, nào ngờ sự kém cỏi và thiển cận mà guồng máy tuyên truyền của chế độ đã tự bắn vào chân mình, lộ rõ thêm chân tướng của một tập đoàn quen thói gian trá.



Có thể xác định rằng: 13 bài viết của Nguyễn Thanh Tú đã không chỉ làm nhiễu loạn cộng đồng phá vỡ sự đoàn kết chung, mà chính 13 bài viết của Tú đã giúp cho CSVN khai thác nhằm tấn công vào những tổ chức chống cộng hàng đầu là RFA, SBTN và Việt Tân.



Đã đến lúc chúng ta phải đề cao cảnh giác và không nên tiếp tục coi Nguyễn Thanh Tú là nạn nhân của một vụ thảm sát cách nay đã hơn 3 thập niên mà FBI cũng bó tay sau 15 năm điều tra, mà phải coi Nguyễn Thanh Tú đang là công cụ của Việt Cộng để tấn công vào hàng ngũ của những người chống cộng.



Nên nhớ Tony Nguyễn tay thân cộng tại San Francisco, từng làm phim về Dương Trọng Lâm bị bắn chết năm 1981 vì làm báo “Cái Đình Làng” cổ võ sự chiến thắng miền Nam Việt Nam của CSVN sau 30/4/195, đã cố vấn cho AC Thompson làm phim Terror In Little Sài Gòn. Trong mối quan hệ đó, Tony Nguyễn cũng sẽ là cầu nối để cho CSVN dùng Nguyễn Thanh Tú như một công cụ là điều hiển nhiên.

Nguyễn Đình Trọng