Ky niệm đẹp và buồn của tuổi thơ tôi có lẽ là ky niệm về con chim cu
gáy. Đó là con chim cu gáy nở trong chiếc ổ lót bằng mấy cọng cỏ sơ sài trên
cây ô ma, còn gọi là lê ki ma. Sau một trận gió lốc, chiếc tổ bị rơi và hai con
chim con rơi xuống đất, chết một con, bà mang con còn lại vào nuôi. Không ngườ
nó lớn rất nhanh và nó là cu cườm (tức là chim cu gáy có một chuỗi hạt cườm
vòng quanh cổ lốm đốm nhìn rất đẹp. Đây cũng là loài chim cu đá rất giỏi, người
ta nuôi để đá thi, gáy thi). Và con chim cu gáy đó đã để lại ấn tượng rất mạnh
với tôi bởi tiếng hát và cái chết của nó. Câu chuyện của nữ danh ca Khánh Ly
trong mấy ngày gần đây khiến tôi nhớ đến con chim cu gáy tưởng như đã đi vào
hộp ký ức tuổi thơ của tôi.
Xin kể về con chim cu gáy trước. Bà nhặt được nó khi nó đang ướt sũng,
bộ lông mọc chưa đủ không giúp nó tự bay được. Bà cho nó ăn đậu xanh bằng cách
nhai thật kĩ và mớm cho nó. Không bao lâu, nó lớn mạnh, mọc đủ lông đủ cánh và
bắt đầu tập bay. Biết bay, nó được tự do, bay từ tấm phảng lên cây trính, rồi
bay lên mái nhà, bay ra ngọn tre và cuối cùng là bay vào bầu trời rộng. Lúc đó
tôi nghĩ là nó đã bay đi luôn, nhưng không, tối nó lại quay về nhà, bởi nó xem
nhà tôi như tổ của nó.
Và nó cứ bay đi bay về như vậy từ lúc đó cho đến lúc nó chết, ướt chừng
hơn mười năm thì phải. Vì nó thường quanh quẩn trong vườn nên tôi biết được nó
gáy bộ Ngũ (tức là gáy liên tục 5 tiếng một chuỗi, ví dụ Cù Cú Cu Cu Cu hoặc
Cúc Cù Cu Cu Cu, thay vì bộ tam thì Cù Cú Cu hoặc Cúc Cù Cu, có con gáy bộ nhị
chỉ đúng hai tiếng Cu Cu, Cu Cu, Cù Cu…). Riêng giống chim cu gáy, tiếng hót
thể hiện đẳng cấp và tầm cỡ của nó. Ví dụ như chim gáy bộ Tứ mà gặp chim gáy bộ
Ngũ thì tự xếp cánh mà im lặng chứ không dám gáy nữa, vì gáy thêm sẽ bị chim bộ
Ngũ tấn công. Mà một khi chim bộ Ngũ tấn công thì chim bộ Tứ chỉ có thua. Bởi
tiếng gáy chứa cả sức khỏe, nội lực của con chim.
Thời vàng son của chim cu gáy kéo dài chừng ba năm, nghĩa là thời gian
này, tiếng gáy thể hiện sức mạnh cũng như lãnh địa của nó. Và dường như đến năm
thứ tư trở đi, chim lười gáy hơn, thỉnh thoảng có chim lạ đến thì nó lấy hết
sức bình sinh gáy một tràn để báo hiệu là lãnh thổ đã có chủ, đừng quấy phá,
hoặc thỉnh thoảng gáy gọi tình chứ không còn gáy máu lửa như thời vàng son.
Càng về già, chim cu gáy càng ít gáy, đến chừng 7 tuổi trở đi thì hiếm
khi nghe nó gáy. Tôi để ý những coin chim ông nuôi (trừ con chim tự do mà tôi
đang kể ra) và hỏi ông bởi ông là chuyên gia đánh cu nên ông biết. Ông giải
thích với tôi là hầu hết, chim cu gáy khi già nó chẳng dại gì cất tiếng gáy,
bởi nó muốn giữ uy lực thời trẻ của nó, nếu nó gáy lên, chim trẻ sẽ biết nó già
và nó mất lãnh thổ, thậm chí có thể mất mạng.
Và thường thì những con chim gáy khi về già chỉ quanh quẩn trong địa
giới của nó, thỉnh thoảng bay đi kiếm ăn rồi lại về, ít thấy gáy và tuyệt nhiên
không tham gia các trận chiến giữa các con chim gáy với nhau cho dù chim gáy bộ
thấp hơn nó đến gây hấn, nó cũng im lặng, không thèm gáy lại. Đó là tập quán
của chim gáy cũng không chừng!
Nhưng con chim gáy mà bà nuôi thì lại khác, bởi nó được sống trong nhà,
khi nào trời mưa to gió lớn thì nó bay vào nhà, đậu trên cây trính để ngủ, sáng
mai trời quang mây tạnh thì nó bay. Và hễ nghe có chim lạ tới gáy thì nó gáy
ngay, nó luôn thi thố, dường như chưa bao giờ ngừng gáy thi mặc dù đã sáu, bảy
tuổi, nghĩa là đã quá già. Gặp chim gáy bộ thấp hơn thì nó tấn công, gặp chim
gáy ngang bộ thì nó gáy lại rồi trốn vào nhà. Cho đến một bữa cả nhà tôi đi
chạp mả, đóng cửa, đến trưa tôi về thì thấy con chim gáy đang chiến đấu với một
con chim gáy khác, nó bị thương khắp mình, bị vặt lông, bị mổ cháy máu, và nó
cũng không còn sức chiến đấu. Tôi chạy đến xua con chim gáy kia đi thì nó tấn
công thêm mấy phát nữa rồi bay đi. Sau đó, mặc dù có cố gắng cứu, con chim gáy
thân thuộc của gia đình tôi cũng không sống thêm được ngày nào.
Ông nhìn nó rồi bảo: “Thôi để nó chết, vì nó chết như vậy cũng hay, nó
chết trẻ, bởi nó chưa bao giờ nhìn thấy nó già, như vậy cũng hay!”. Câu nói bâng
quơ của ông tưởng như nói rồi thôi, tự dưng mấy ngày nay tôi lại nhớ đến ông
một cách lạ thường, nhất là sau khi danh ca Khánh Ly bị một vố đau không có
khán giả trong một chương trình ca nhạc tại nhà thi đấu Quân Khu 7, Sài Gòn.
Thực ra chuyện này cũng dễ hiểu, cách đây 5 năm, tôi từng nghe một CD
mới nhất của Khánh Ly và thừa nhận là bà đã quá già, giọng của bà không còn
khỏe, tròn trịa và truyền cảm như xưa mà thay vào đó là giọng hát của kinh
nghiệm, kĩ thuật cộng với một chút nhựa âm do tuổi già mang lại. Nó hoàn toàn
không hay và thiếu truyền cảm. Nhưng điều đó không làm vơi đi sự hâm mộ của tôi
đối với bà. Bởi vì bà là giọng ca vàng son một thuở và hơn hết là những phát
biểu đậm chất “ưu thời mẫn thế” của bà trong các video khiến tôi khâm phục bà
lắm lắm.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà đã nói: “Tôi sẽ không về
Việt Nam khi cộng đồng người Việt giống như tôi chưa được về, khi Việt Nam chưa
có tự do. Tôi đã ra đi như thế nào và sẽ trở về như thế ấy!”. Lời phát biểu này
được tôi hiểu với hàm ý rằng nếu Việt Nam vẫn còn chế độ Cộng sản độc tài,
người dân vẫn còn mất tự do, còn đau khổ thì bà sẽ không về nước. Nếu bà về
nước, nhất định phải trong một tâm thế hoàn toàn tự do, quê hương đã xóa được
đêm trường độc tài…
Nhưng có vẻ như tôi đã hiểu không đúng ý bà. Bởi hiện tại, Việt Nam vẫn
chưa có gì thay đổi, người dân vẫn mất tự do, văn nghệ sĩ, báo giới không được
nói tiếng nói của tự do, không được tự do phát biểu chính kiến và dân oan ngày
càng nhiều, những cuộc biểu tình, tuần hành ôn hòa của người dân bị đàn áp
không thương tiếc… Nhưng bà đã về. Mà không về một cách bình thường, bà về để
hát, và hát phục vụ cho giới quan chức, giới lãnh đạo Cộng sản.
Sở dĩ tôi nói quả quyết rằng bà hát phục vụ cho giới quan chức, giới
loãnh đạo Cộng sản là vì bà khá người khá thông minh, sắc sảo, bà thừa biết
rằng dân Việt Nam, nhất là giới lao động, thu nhập mỗi tháng của họ chỉ dao
động từ hai triệu đồng đến ba triệu đồng, giới trí thức chân chính cũng có thu
nhập rất thấp, giới kinh doanh tại Việt Nam đang thời kỳ khó khăn tột độ,
chuyện duy trì doanh nghiệp không thôi cũng đủ làm họ bạc tóc… Chính vì vậy, giá
vé dao động từ 800 ngàn đồng đến 2,5 triệu đồng không phải là giá vé dành cho
người dân Việt Nam mà là giá vé dành cho giới quan chức, giới cán bộ có nhiều
tiền và họ không hề xót xa khi vung tiền qua cửa sổ.
Bà có thể nói rằng giá vé là do ban tổ chức định ra. Nhưng bà có thừa
khả năng để yêu cầu ban tổ chức hạ giá vé, hạ luôn mức tiền cát-sê của bà để
những người yêu quí bà được nghe bà hát, được mục kích sở thị bà. Bởi vì, giới
cán bộ Cộng sản không thể là giới hâm mộ bà được rồi, trừ khi…?! Còn những
người hâm mộ bà là những trí thức, những công chức và những quân nhân thời Việt
Nam Cộng Hòa, họ đang là nạn nhân, đang lây lất trên quê hương và trong mỗi
buổi tối đau khổ của họ, không chừng tiếng hát của bà đã bầu bạn với họ, tiếp thêm
lửa hi vọng cho họ.
Nhưng lần này, bà về nước, bà hát và phục vụ cho một nhóm người có tiền,
vô hình trung, bà làm tổn thương những người đã yêu quí, hâm mộ bà bấy lâu nay.
Và sự tổn thương này là có thật, là hợp lý. Vì sao? Vì họ đã nâng niu tiếng hát
của bà qua thời gian, qua chiến tranh và mất tự do, qua cả đau khổ và tuyệt
vọng. Còn bà, ngược lại, bà đã ném tiếng hát của bà vào một canh bạc chính trị
đầy rẻ rúng, ở đó, không có gì khác ngoài một sự thỏa hiệp.
Tự dưng, cái chết của tiếng
hát Khánh Ly một thuở trong tôi lại làm cho tôi thấy vui. Bởi lẽ, cái chết này
cũng giống như cái chết rất ư trẻ trun
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét