Cố Thủ Tướng Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á (Indonesia, Thailand… và Việt Nam)
Kinh nghiệm trực tiếp mà tôi có được trong một chuyến thăm gần đây minh họa cho kiểu trở ngại mà Việt Nam đang đối mặt. Tôi đang dự một cuộc họp với nhiều lãnh đạo dân sự và quân sự cấp cao và tôi kể lại với họ những vấn đề mà một công ty Singapore gặp phải khi đang triển khai một dự án khách sạn ở Hồ Tây ở Hà Nội. Khi công ty này bắt đầu việc đóng cọc móng, hàng ngàn người dân đổ đến đòi bồi thường cho ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh phát sinh thêm chi phí, công ty quyết định thay đổi phương pháp đổ móng sang biện pháp vít bu-lông neo, cách này đỡ ồn ào hơn nhiều so với ép cọc. Lần này, chính quan chức đã phê duyệt dự án đến gặp công ty. Ông ta nói : “Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm như vậy.” Rõ ràng là vị quan chức này thông đồng với những người dân bực bội kia. Tôi giải thích với các lãnh đạo Việt Nam có trong buổi gặp với tôi rằng điều này là phản năng suất. Tôi thúc giục họ rằng, nếu các anh muốn mở cửa, hãy nghiêm túc về điều đó. Họ trả lời ậm ừ và điều đó cho thấy rõ ràng họ chỉ nửa vời với cải cách. Họ không hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư khác. Ý tưởng của họ là khi đã phục kích được một nhà đầu tư vào một góc phòng rồi thì đó là cơ hội để vắt của anh ta càng nhiều càng tốt.
A short essay from a Vietnamese communist in VN
Nếu một người cứ đứng trên quan điểm phân biệt bạn thù của đảng cộng sản VN, thì tôi nói thật, hận thù đó không nguôi được. Vì sao ư? Vì quá nhục.
Này nhé. Ta chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, coi Mỹ là kẻ thù giai cấp, kẻ thù của hoà bình thế giới. Ta thắng nó với lòng tin rằng chẳng bao lâu sau thằng tư bản sẽ quỳ gối trước mặt phe cộng sản để cầu xin ân huệ.
Thế mà tất cả những gì ta hy sinh cho cuộc chiến 20 năm máu lửa đó, trong phút chốc bỗng biến thành trò cười rẻ tiền. Chủ nghĩa cộng sản sụp tan thành mây khói. Nay ta quay lại cầu xin nó, theo đuôi nó xây dựng chủ nghĩa tư bản, năn nỉ nó công nhận ta là kinh tế thị trường.
Bao thế hệ hy sinh chống Mỹ để thấy những thế hệ sau chiến tranh lớn lên hướng về văn hoá Mỹ, cuồng Mỹ.
Hoá ra những gì ta làm trong quá khứ đều sai, đều ngu muội , đều vì ta có tầm nhìn không quá lũy tre làng.
Hỏi như thế có nhục không? Mà nhục như thế thì quên thế nào được.
Nay ta trãi thảm đỏ mời Mỹ quay lại. Cái mặt dày đểu cáng ta biết giấu vào đâu? Đành phải lôi lại chuyện quá khứ rằng Mỹ giết dân ta.
Thì sao, nó không giết ta để ta giết nó hay sao?
Trong cuộc chiến tranh do ta chủ trương, có thằng nào không phải là Việt Cộng trong mắt người Mỹ. Ta sống trong dân, ta giấu vũ khí trong vườn nhà dân. Dân và ta đều quần đùi đen, áo bà ba đen, tay cầm liềm cắt cỏ mà ÁK-47 giấu trong bờ ruộng. Ta đánh úp nó chết nhăn răng vì nó tưởng du kích ta là dân lành.
Trong khi đó ta giết chính đồng bào ta, ta trói đồng bào ta như trói gà, rồi ta chặt đồng bào ta làm ba khúc sau vườn.
Ta dùng cuốc đập đồng bào ta vỡ sọ. Ta chôn sống đồng bào ta sau khi bắt chính họ đào huyệt...
Ta tuyệt đối không nhắc lại chuyện đó. Ta tuyệt đối tìm cách quên thằng đàn anh Trung Quốc đã giết đồng bào ta còn tệ hơn giết chó, máu chảy thành sông ở biên giới phía Bắc. Và ta vẫn tiếp tục thờ lạy nó.
Ta là ai? Ta là đảng cộng sản VN. Ta là thứ cặn bã của dân tộc này. Ta là thứ mọi rợ đạo đức giả. Ta là loài khỉ đột đã xua đuổi được mọi nền văn minh để tiếp tục tự sướng với nhau trong bóng tối của thời trung cổ.
Và còn nữa? Hãy chờ xem ta sẽ nghiến nát kẻ thù (nhân dân) như đàn anh Trung Quốc của chúng ta dùng xe tăng xay thịt nhân dân chúng nó thành thức ăn cho súc vật trên quãng trường Thiên An Môn.
Ta là quái thai thời đại. Ta không xứng đáng đứng ngang hàng với loài người văn minh trên trái đất này.
Bài viết cho các vị chưa lú hẳn
Nguyễn Thùy Linh
Tôi thấy nhiều người dân trong nước vẫn bình chân như vại, có lẽ họ chưa hình dung được những khó khăn mà họ sắp phải đối mặt khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Hãy xem cuộc khủng hoảng ở đất nước Venezuela như là một bài học cảnh tỉnh cho người dân Việt Nam. Nên nhớ Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu thô đứng đầu thế giới, nhưng với những chính sách sai lầm của chính phủ đã đẩy người dân nước này vào một cuộc khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng.
Phát triển kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên và vay nợ vô tội vạ chắc chắn sẽ phải trả giá. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, và việc khai thác vô tội vạ còn dẫn đến hủy hoại môi trường sống tự nhiên. Chính phủ cứ vô tư đi xin và đi vay tiền nước ngoài, rồi sau đó để dòng tiền này chảy vào túi các quan chức hoặc đầu tư công không hiệu quả, gây thất thoát hàng chục tỉ đô la mỗi năm. Sớm muộn gì chính phủ cũng bị vỡ nợ và nền kinh tế đi vào suy thoái.
Hậu quả ngày hôm nay là do tầng lớp lãnh đạo của đất nước chủ yếu đi ra từ bưng biền, không được học hành tử tế, không có kiến thức chuyên môn mà vẫn vô tư quản lý đất nước từ năm này qua năm khác. Ngoài ra còn do ảnh hưởng từ mối quan hệ mờ ám với gã láng giềng xấu tính và đê tiện. Trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, tôi chưa từng thấy một triều đại nào lại hèn hạ với kẻ thù như triều đại thời bấy giờ. Và tôi thật sự lo lắng về một viễn cảnh người dân Việt Nam bị mất tự do ngay trên mãnh đất do cha ông để lại.
Nếu chính quyền Việt Nam không tự nhìn nhận những sai lầm của mình để thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, nếu họ vẫn khư khư ôm cái thể chế lạc hậu và thối nát này, thì sớm muộn gì người dân Việt Nam cũng phải trải qua một giai đoạn đen tối trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những người con mang dòng máu Việt lại tiếp tục rời bỏ quê hương như đã từng diễn ra kể từ khi miền Nam thất thủ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét