Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

HẬU QUẢ CHÍNH SÁCH “BA KHÔNG” CỦA ĐCSVN._NGUYỄN VĨNH LONG HỒ


VIỆT NAM “CÔ ĐỘC” TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU VỚI TÀU CỘNG:
BBC ngày 23/12/2016 đưa tin: Tổ chức nghiên cứu địa chính trị toàn cầu Strattor, phân tích tình hình Việt Nam trong bối cảnh các thay đổi lớn trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam trở nên mềm hơn và tìm cách hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh. Theo Strattor, Việt Nam âm thầm tìm cách thúc đẩy quan hệ với các đối tác bảo vệ chủ quyền, thay vì đối đầu trục tiếp với TC.
Với vị thế địa chính trị của mình, VN không thể hoàn toàn phủ nhận, cũng như chấp nhận sức mạnh ngày càng tăng của người láng giềng ngang ngược và tham lam phương Bắc và Hà Nội không dám ngả hẳn về một bên nào giữa Tàu Cộng hay Hoa Kỳ. Chính sách đi dây của VN, Strattor nhận xét, bắt nguồn từ lịch sử và bối cảnh hiện nay khiến cho VN ngày càng khó từ bỏ chính sách đu dây nầy.
Hà Nội vẫn rất mong muốn hội nhập kinh tế quốc tế thông qua thỏa thuận TPP để mở rộng hợp tác với các nước và các khối khác. Từ cách nhìn của mình, Hà Nội cho rằng các thỏa thuận như TPP có lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xuất cảng hàng hóa của VN, giúp cải cách nền kinh tế trong nước với mong muốn gia nhập các thỏa thuận thương mại đa phương khác, như Liên minh Kinh tế Á-Âu và Liên hiệp Châu Âu. Hà Nội cho rằng, sự hợp tác sẽ mở rộng ra các lĩnh vực khác nữa như năng lượng và quân sự. Cho thấy VN thực sự muốn tìm các đối tác mới để vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng toàn diện của Bắc Kinh.
Theo Strattor, tình trạng bảo hộ mậu dịch ở các nước phát triển, nhất là Hoa Kỳ và châu Âu, cũng như các điểm yếu của nền kinh tế & chính trị ở trong nước cản trở VN trong quá trình hội nhập toàn cầu. Thời điểm nầy thật bất lợi cho VN đang phải tái cơ cấu nền kinh tế của mình và gia tăng áp lực cũng như khó khăn lên các ngành công nghiệp quan trọng nhất như nông nghiệp, chế biến và lắp ráp điện tử. VN đang phải đương đầu với thu nhập và xuất cảng đều giảm. Thâm hụt ngân sách hiện đang ở mức 6,5% GDP, lại thêm chi tiêu và nợ công tăng.
Những vấn đề kinh tế nói trên xuất hiện trong bối cảnh bất ổn về chính trị ngày càng gia tăng, từ việc Mỹ do dự can thiệp vào khu vực châu Á-TBD, cũng như những dấu hiệu gần đây cho thấy các nước láng giềng của VN bắt đầu mất đoàn kết trong việc chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền khu vực của Tàu Cộng. Chính những nguyên nhân nầy đã thúc đẩy việc thay đổi chiến thuật ngoại giao của VN.
Việt Nam đấu tranh với TC là có lịch sử lâu dài; tuy nhiên khác với Philippines, VN cô độc không có chiếc ô an ninh quân sự của Mỹ để bảo vệ mình khỏi sự gây hấn củaBắc Kinh. Chính vì thế, chiến lược của VN là “phản kháng thầm lặng” vẫn tiếp tục củng cố phòng thủ và tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. VN là nước có sức mạnh quân sự lớn nhất khu vực. Tuy nhiên, tổ chức đa phương như ASEAN sẽ không thể giúp đỡ nhiều trong việc ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của TC tại Biển Đông. Trong khi các nước khu vực ít nhiều thực thi chính sách xoay trục lại gần TC như Philippines và Malaysia, Việt Nam sẽ trở nên cô lập trong lập trường của mình đối với Bắc Kinh. Đây là hậu quả của chính sách “ba không” ngu xuẩn của những đỉnh cao trí lợn của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN.
HẬU QUẢ CHÍNH SÁCH “BA KHÔNG” CỦA QUỐC PHÒNG VN:
Phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm Bắc Kinh từ 22 – 25/8/2010, Thứ truởng BQP Nguyễn Chí Vịnh khẳng định chính sách “BA KHÔNG”của Việt Nam và nhấn mạnh rằng, mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước láng giềng là “tốt đẹp”. Chính sách “ba không” mà tên Nguyễn Chí Vịnh cổ súy bao gồm:
  • Không tham gia các liên minh quân sự.
  • Không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào.
  • Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Trong thời gian sang chầu Bắc Kinh, tên Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng tham mưu QGPTQ Mã Hiểu Thiên, rồi gặp Bộ trưởng BQP Lương Quang Kiệt. Trong các buổi hội đàm và tiếp xúc phía VN nhận thấy, những quan điểm mà TC đưa ra phù hợp với quan điểm và các vấn đề mà ASEAN đã thống nhất. Bắc Kinh bày tỏ ủng hộ VN với tư cách là nước chủ nhà tổ chức thành công hội nghị lần nầy.
Thứ trưởng bưng bô Nguyễn Chí Vịnh đã thay mặt triều đình bán nước nói: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có “đại cục quan hệ tốt đẹp”, VN ủng hộ trước sự phát triển của TQ, trong đó có sự phát triển quốc phòng. Sự ủng hộ ấy xuất phát từ lòng mong muốn và niềm tin TQ không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại đến lợi ích của các nước khác, không làm phương hại đến hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. TQ có vai trò to lớn trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, nếu như TQ sử dụng sức mạnh quốc phòng của mình để tham gia vào cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa thì là điều rất tốt cho cả TQ và khu vực”. Các hoạt động trên sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng niềm tin, tăng cường quan hệ quốc phòng nói riêng và quan hệ hai nước nói chung”.
ĐÃ ĐẾN LÚC VIỆT NAM VỨT CHÍNH “BA KHÔNG” VÀO THÙNG RÁC:
Tham vọng của Bắc Kinh là muốn chiếm Biển Đông thành ao nhà, khống chế hoàn toàn các tuyến hàng hải quan trọng và eo biển chiến lược Malacca. Đây là một đòn giáng vào tử huyệt của Nhật – Hàn, đồng thời đẩy Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Biển Đông, làm bàn đạp chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ. Ngược lại, nếu TC không khống chế được Biển Đông thì TC sẽ bị Mỹ và liên minh quân sự phong tỏa và bao vây về an ninh năng lượng và về thương mại. Một tàu tuần duyên USS Freedom của Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi Singapore đang canh chừng eo biển Malacca, chứng tỏ lợi ích quốc gia của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần về “tự do hàng hải” mà còn là an ninh quốc gia của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Vì vậy, Mỹ và 3 nước nầy thành lập một liên minh quân sự trong chiến lược xoay trục sang châu Á – TBD của Mỹ.
Những hành động hung hăng, ngang ngược của Bắc Kinh bất chấp Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye ngày 12/7/2016 trong thời gian qua trên Biển Đông như chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines và đã tiến hành xây dựng, bồi đấp, cải tạo mở rông diện tích quy mô lớn các bãi đá ngầm như Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Xu Bi là 7 bãi đá mà TC đã cưỡng chiếm vào các năm 1988 – 1995. Trong đó có những đảo Bắc Kinh tiến chiếm bằng vũ lực từ tay Hải quân VN trong trận hải chiến Trường Sa 1988 (đảo Gạc Ma). Ngày 14/4/2015, công ty DigitalGlobe công bố hình ảnh vệ tinh, cho thấy TC đang mở rộng hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa mà TC đã chiếm giữ vào năm 1974 từ tay chính phủ VNCH.
Việc Mỹ công khai xoay trục sang châu Á-TBD, trực tiếp can dự vào Biển Đông đã tạo ra hai mâu thuẫn lớn:
  • Mâu thuẫn giữa Tàu Cộng với các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo, trong đó có Việt Nam.
  • Mâu thuẫn giữa Tàu Cộng với Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ.
Rõ ràng, Bắc Kinh ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, máu của chiến sĩ QĐNDVN đã đổ trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Gạc Ma, trên vùng trời, vùng biển, hải đảo của Tổ quốc VN. Đây chính là lúc ĐCSVN phải vứt chính sách “ba không” vào thùng rác, để chống lại kẻ thù xâm lược Tàu Cộng, VN cần dựa vào chủ nghĩa bài Tàu Cộng trên khắp thế giới và các liên minh chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.
CHỦ NGHĨA BÀI TÀU CỘNG TRÊN KHẮP THẾ GIỚI:
Là một xu hướng chống lại Tàu Cộng, người Tàu Hoa Lục hoặc văn hóa Tàu Cộng. Sự kỳ thị nầy thường nhắm vào những người Tàu Hoa Lục chiếm thiểu số đang sống hoặc du lịch ở nước ngoài và càng làm phức tạp hóa bởi các tác động của vấn đề nhập cư, vấn đề phát triển bản sắc dân tộc ở các nước láng giềng, sự chênh lệch giàu nghèo, mối quan hệ giữa các dân tộc thiểu số nhược tiểu với dân tộc chiếm đa số nước lớn như Tàu Cộng. Một vài nguyên nhân khác của xu hướng bài Tàu Cộng là do những chính sách chống lại nhân quyền của giới cầm quyền ĐCSTQ như sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và cuộc đàn áp khốc liệt Pháp Luân Công.
Sau đây là kết quả điều tra năm 2015 của Trung tâm Nghiên cứu PEW (Washington, D.C) các quan điểm về Tàu Cộng.
[1] NGA: Liên Xô cũ và TC bắt đầu chia rẽ vào những năm 1950, phát triển dần thành xung đột biên giới Trung – Xô ở vùng Siberia năm 1962 và đỉnh điểm năm 1969 là những cuộc xung đột đẫm máu. Đến năm 2004, hai nước Nga – Trung mới chính thức hòa giải. Mặc dù hai quốc gia không còn mâu thuẫn với nhau nữa, song chính quyền Nga đôi lúc lo ngại về việc người Tàu Hoa Lục tràn qua những vùng thưa dân Nga ở vùng Viễn Đông và Siberia.
[2] AUSTRALIA:Tại Australia, một lượng lớn người nhập cư là người Tàu Hoa Lục. Mặc dù những người nhập cư bản tính ôn hòa và cần cù, song những người Úc lại có ác cảm với người Tàu vì có sự khác biệt lớn giữa văn hóa và phong tục tập quán. Những năm giữa thế kỷ 19, người Australia và New Zealand khinh bỉ người Tàu như những kẻ dơ bẩn, bệnh hoạn.
[3] CANADA: Những năm thập niên 1850, một lượng lớn nhập cư TQ đến tỉnh British Columbia của Canada để tìm vàng. Sau đó, bắt đầu từ năm 1858, những công nhân người Tàu được đưa tới Canada để làm việc trong các khu mỏ và xây dựng tuyến đường sắt Canada Pacific Railway. Những người thợ Tàu nầy bị phân biệt đối xử thậm tệ. Họ không được coi là nhữg công dân chính thức, không có quyền bầu cử. Mãi dến năm 1947, các công dân Canada gốc Tàu mới có quyền bầu cử.
[4] ẤN ĐỘ: Mối lo Hán bành trướng bắt đầu ở Ấn Độ ngay sau chiến tranh biên giới giữa 2 nước vào năm 1962. Gần đây sự cạnh tranh giữa Ấn – Trung về mặt kinh tế và quân sự cũng như tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước, thêm vào đó là việc TC ủng hộ Pakistan tại Kashmir đã làm gia tăng sự chống lại TC.
[5] MALAYSIA, INDONESIA VÀ PHILIPPINES: Tại các quốc gia mà người Tàu chỉ chiếm một số ít nhưng lại gây nên một sự chênh lệch về kinh tế rất đáng kể. Thí dụ, trong năm 1998, người Tàu chỉ làm tăng thêm 1% dân số của Philippines và 3% dân số của Indonesia, nhưng lại kiểm soát đến 40% nền kinh tế tư nhân của Philppines và 70% của nền kinh tế tư nhân Indonesia.
Tại Malaysia, tỷ lệ sinh thấp ở người Tàu đã làm giảm dân số tương đối của họ từ một nửa xuống còn 1/3. Một nghiên cứu về TC với tên gọi “thiểu số thống trị thị trường”nhấn mạnh rằng “sự thống trị thị trường của người Tàu và sự phẫn uất mãnh liệt của đa số người dân bản địa là đặc trưng của hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á”.
Nền kinh tế bất đối xứng đã kích động cảm tính chống Tàu Cộng của những người nghèo chiếm đa số. Đôi khi thái độ chống TC đã chuyển sang hình thức bạo động, chẳng hạn như sự kiện ngày 13/5/1969 tại Malaysia và cuộc bạo loạn Jakarta vào tháng 5/1998 tại Indonesia làm hơn 2.000 người chết, chủ yếu là bị những người nổi loạn đốt cháy đến chết trong một trung tâm mua sắm. Trong thời kỳ thuộc địa, một số nạn diệt chủng đã giết chết hàng chục ngàn người Tàu.
Trong suốt cuộc tàn sát của người Indonesia vào những năm 1965 – 1966 đã làm hơn 500.000 nguời thiệt mạng. Những người Tàu bị giết, còn tài sản của họ thì bị cướp bóc và đốt cháy, đó là kết quả của tư tưởng “phân biệt chủng tộc” chống lại người Tàu. Tại Philippines, hàng chục người Tàu bị bắt cóc mỗi năm và có thể bị giết chết mà không cần đòi tiền chuộc mạng. Cảnh sát Philippines thường thờ ơ đối với các vấn đề sắc tộc.
[6] PHI CHÂU:
  • MADAGASCAR: Đầu tư trực tiếp của TC vào các quốc gia đang phát triển, hầu như bị sự chống đối của dân bản địa, từ những vườn chuối tại Lào, đập thủy điện ở Miến Điện cho đến các công trình khai thác mỏ ở các nớc Châu Phi…ác cảm của cư dân địa phương đối với Tàu Cộng ngày càng lớn. Một sinh viên ở Soamahamanina tỏ ra gây gắt nói: “Đảo Madagascar là của dân Madagascar chứ không phải của TC. Cho họ khai thác 40 năm không khác gì bán nước.”
  • Các mặt hàng bẩn do TC sản xuất bị tẩy chay trên khắp thế giới từ châu Mỹ, châu Á, sang châu Âu và châu Phi, tâm lý tẩy chay các sản phẩm của TC cũng lan nhanh, hết khô mực giả, gạo giả, cà phê giả, nội tạng thối, thịt bẩn, trái cây tẩm hóa chất cực độc ngay cả trứng gà cũng giả…
  • Hiện tượng kinh doanh bẩn của các doanh nghiệp TC đang lan rộng ở châu Phi, trong đó bao gồm việc khai thác mỏ trái phép ở Ghana, săn trộm động vật quý hiếm ở Nam Phi và hối lộ các quan chức địa phương nhằm giành những gói thầu xây dựng mà nhà thầu TC xây dựng kém chất lượng như đường xá mới xây xong chưa bao lâu đã lún, sạt lở.
  • Negeria vừa tịch thu hơn 100 bao gạo giả bằng nhựa tuồn lậu vào nước này. Tang vật tình nghi được đưa lậu vào Nigeria từ Hoa Lục thông qua cảng Lagos. Mỗi bao nặng 50 kg được dán nhãn “Best Tomato Rice” không có ghi xuất xứ.
  • Báo chí Malawi nói gạo giả cũng đang ràn lan tại các nước khác trong khu vực, giữa lúc Châu Phi đang mở cửa thị trường nội địa cho các bạn hàng châu Á mà không tiến hành kiểm tra nghiêm nhặt. Mì sợi giả từ các nhà buôn không rõ nguồn gốc, có xuất xứ từ Hoa Lục đang xâm nhập thị trường quốc gia miền Đông Châu Phi.
BÀI HỌC LIÊN MINH CỦA ẤN ĐỘ:
[1] MỸ – ẤN LIÊN MINH QUÂN SỰ: Cuối tháng 8/2016, Mỹ-Ấn Độ ký thỏa thuận trao đổi hậu cần (LEMOA) cho phép hai bên sử dụng các căn cứ lục quân, không quân và hải quân của nhau, theo hãng tin Reuters. Thỏa thuận LEMOA cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ của Ấn Độ để tiếp liệu trong quá trình tập trận quân sự và thực hiện các chiến dịch nhân đạo, cứu trợ thảm họa.
Đây là một thỏa thuận quân sự hết sức quan trọng, vốn đã được hai bên chuẩn bị trong cả một thập niên, là một điểm quan trọng trong chuyến thăm Mỹ 3 ngày của Bộ trưởng BQP Ấn Độ Manohar Parrikar. Bộ trưởng BQP Mỹ Ashton Carter cho rằng, thỏa thuận LEMOA sẽ giúp tăng cường an ninh hàng hải và đóng góp vào tự do lưu thông hàng hải khắp thế giới. Thỏa thuận LEMOA cũng sẽ đặc biệt cho phép Mỹ tăng cường khả năng hoạt động trên Biển Đông.
GS Joseph Cheng – ĐH Hong Kong City – nhận định, thỏa thuận LEMOA sẽ giúp Mỹ duy trì kiểm soát tuyến đường biển rất quan trọng từ Đông Á đến vịnh Persian. Theo ông, việc ký thỏa thuận LEMOA với Ấn Độ thể hiện Mỹ muốn thắt chặt quan hệ với các nước châu Á để mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực.
[2] LIÊN MINH CHÂU ÂU – ẤN: Tối ngày 30/3/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thủ đô Brussels tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh Châu Âu (EU) – Ấn Độ lần thứ 13 cùng chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean – Claude Juncker và Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini.
Các nhà lãnh đạo hai bên tái khẳng định cam kết tạo động lực mới cho quan hệ song phương EU – Ấn Độ, đề ra chương trình hành động năm 2020 như một lộ trình chung để cùng nhau hướng tới tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong những năm tiếp theo, bao gồm các lĩnh vực hợp tác như chính sách đối ngoại và an ninh, thương mại và đầu tư, kinh tế, các vấn đề toàn cầu…
[3] LIÊN MINH ẤN-NHẬT: Tờ báo Les Echos phân tích sự kiện: “Dưới bóng của Tàu Cộng, Ấn – Nhật xích lại gần nhau”. Vì thế, các nhà đầu tư Nhật bắt đầu tìm kiếm thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng với hơn 1 tỷ dân số. Mới đây ngày 11/9/2016, Ấn Độ bắt tay với Nhật Bản tăng cường năng lực hải quân. Nhật Bản sẽ cung cấp cho Ấn Dộ 12 máy bay thủy phi cơ Shinmaywa (US-2) trị giá 1,6 tỷ USD, giúp Ấn Độ tăng cường năng lực Hải quân Ấn Độ ở quần đảo Andaman Nicobar.
Hiện nay, Ấn Độ tăng cường quan hệ ba bên với Mỹ – Nhật – Australia và tích cực thực thi chiến lược “Đông tiến”. Nếu một cuộc chiến tranh xảy ra gữa TC với Ấn – Nhật tại Biển Đông và Hoa Đông, lực lượng Hải quân Ấn Độ sẽ phong tỏa eo biển Malacca, còn Hải quân Nhật Bản dễ dàng bóp nghẹt yết hầu Hải quân TC tại eo biển Soya cửa ngỏ ra TBD. Eo biển Soya ở phía Bắc và eo biển Tsushima ở phía Nam là một trong những con đường thông ra biển TBD. Eo biển Soya là con đường “nút cổ chai” là một vị trí chiến lược, có thể dễ dàng phong tỏa, cắt đứt với một lực lượng Hải quân nhỏ của Hải quân Nhật.
[4] LIÊN KẾT VỚI NGA: Ấn Độ và Nga là đối tác chiến lược trong nhiều thập niên qua. Thủ tướng Ấn Narendra Modi trong chuyến thăm Moskva ngày 24 – 25/12/2015, tờ Kommersant của Nga tiết lộ rằng, chuyến công du của ông Modi đến Moskva đánh dấu một bước đột phá mới trong quan hệ giữa Ấn – Nga bằng cách ký kết các hợp đồng có giá trị lên tới 7 tỷ USD. Trong đó, Nga sẽ đặt nhà máy sản xuất chung trực thăng Ka-226T tại Ấn Độ, mỗi năm xuất xưởng khoảng 200 chiếc.
Ấn Độ chấp thuận việc mua 5 hệ phóng tên lửa phòng không S-400 của Nga, ước tính trị giá khoảng 6 tỷ USD bao gồm một hệ thống tên lửa lưu động, một trạm radar, cùng 6.000 tên lửa. Thủ tướng Modi còn cho là sẽ đề cập đến vấn đề nhờ Nga hợp tác xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân công xuất 1.200 MW tại khu vực miền nam Andhra Pradesh.
Sputnik đưa tin ngày 20/12/2016, một thỏa thuận mới được ký giữa hai nước Nga – Ấn đã đồng ý cải tiến tên lửa BrahMos cho phép nó được phóng từ mặt đất, chiến đấu cơ và chiến hạm với tầm bắn từ 292 km lên tới 600 km.
[5] LIÊN KẾT VỚI PHÁP: Ngày 21/09/2016, New Dehli ký hợp đồng mua 36 chiếc đấu cơ RAFALE do Pháp sản xuất. Bộ Trưởng Quốc phòng Pháp, Jean-Yves La Drain đến Ấn Độ để ký kết thỏa thuận vào ngày 23/9/2016, có tổng trị giá lên đến khoảng 7,8 tỷ Euro. Những chiếc Rafale đầu tiên sẽ được giao trong 3 năm tới để tăng cường cho một hạm đội Ấn Độ để đối phó với các mối đe dọa đến từ Tàu Cộng và Pakistan.
LIÊN MINH MỸ – NHẬT – ẤN THIẾT LẬP TRẬT TỰ MỚI Ở CHÂU Á -TBD:
Kể từ ngày 14/6/2016 kéo dài liên tiếp trong 3 ngày, Hải quân 3 nước Mỹ – Nhật – Ấn đã tham gia một cuộc tập trận có quy mô lớn tại vùng biển Philippines, được xem là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh chiến lược có khả năng định hình một trật tự mới trên vùng trời, vùng biển Thái Bình Dương, nhằm chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền khu vực của Bắc Kinh ngày càng hung hăng, ngang ngược với sức mạnh quân sự ngày càng tăng.
Tờ Wall Street Journal số ra ngày 15/6/2016 nhận định: Việc hình thành “liên minh mới” nầy nằm trong chiến lược lâu dài của Mỹ, dựa trên quan hệ hợp tác chặt chẽ về quốc phòng từ lâu đời giữa Washington và Tokyo và thuyết phục New Dehli nhập cuộc đóng vai trò “Đông tiến” tích cực hơn.
Theo ông C. Raja Mohan – giám đốc quỹ Hòa bình Quốc tế Carmegie Endowment – nhận xét: “Mỹ đang tìm kiếm những nước có thể chia sẻ trách nhiệm và việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ba bên Mỹ – Nhật – Ấn là “một chuyển đổi quan trọng” của Washington”. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng lo ngại Bắc Kinh quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa quyền tự do hàng hải có 1/3 lượng hàng hóa thế giới trung chuyển qua khu vực này và điều đó dĩ nhiên bất lợi cho Ấn Độ.
Thủ tướng Narenda Modi đã khẳng định rằng: “Sự thiếu vắng một cấu trúc an ninh được các bên đồng ý, đã tạo ra một tình trạng bấp bênh”. Ở châu Á và quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Mỹ – Nhật – Ấn sẽ bảo đảm quyền tự do hàng hải và an ninh cho các tuyến thông thương. Tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly số ra ngày 19/12/2016 dẫn lời tướng Sanil Lamba nói: “Kế hoạch mở rộng kiến tạo hải quân Ấn Độ bao gồm việc xây dựng lực lượng 3 chiều cấu thành từ các tàu nổi/ dưới mặt nước/trên không được trang bị vũ khí hiện đại, có thể mang ưu thế chiến lược cho chúng ta”.
Đô đốc Lamba trong chuyến thăm Nhật 5 ngày từ 19 – 24/12/2016 diễn ra trong bối cảnh Ấn – Nhật và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc tập trận quy mô lớn thường niên MALABAR 2017, tập trung vào việc “săn tàu ngầm” trong tình hình khí tài dưới nước của TC xuất hiện ngày càng nhiều ở Ấn Độ Dương & Thái Bình Dương. Hải quân Ấn Độ đã triển khai 135 chiến hạm, 1 tàu sân bay và 15 tàu ngầm tạo thành cánh cung tác chiến từ Đông Phi kéo sang eo biển Hormuz và nối dài sang eo biển Malacca “yết hầu” của Biển Đông. Thêm vào đó là 230 chiến đấu cơ đủ các loại.
KẾT LUẬN:
Đối với Việt Nam có một vị trí chiến lược nằm bên lề những tuyến đường hàng hải trên Biển Đông vô cùng trọng yếu, một vùng biển mà Bắc Kinh muốn biến thành ao nhà phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng bá quyền khu vực.
Việt Nam với lãnh thổ trải dài dọc ven bờ biển Thái Bình Dương với diện tích hơn 3.600.000 km2 và chiều dài bờ biển là 3.444 km. Lực lượng Không quân & Hải quân VN yếu kém không đủ khả năng bảo vệ biển đảo mất dần vào tay Bắc Kinh. Việt Nam bị cô lập vì chính sách “ba không”, sản phẩm của đỉnh cao trí lợn của những tên lãnh đạo ĐCSVN; vì vậy, Việt Nam bị cô lập và cô độc không thể đối đầu với Tàu Cộng thì phải vứt bỏ chính sách “ba không” lổi thời này vào thùng rác và học hỏi kinh nghiệm liên minh, liên kết của Ấn Độ để tồn tại trước tên láng giềng côn đồ, hung hăng và ngang ngược.
Chỉ có một giải pháp duy nhất là dựa vào các đồng minh chiến lược Mỹ – Nhật – Ấn. Chánh phủ Hoa Kỳ do Obama lãnh đạo hoặc Donald Trump kế nhiệm sẽ hổ trợ các quốc gia nhược tiểu trong vùng trong việc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận để Bắc Kinh độc quyền kiểm soát và khống chế những tuyến đường hàng hải huyết mạch trên Biển Đông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới Nhật – Hàn – Ấn – Australia và các quốc gia ĐNA.
Một khi vứt bỏ chính sách 3 không, Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng liên minh Mỹ – Nhật – Ấn và kể cả Nga để chống lại Tàu Cộng. Mối liên hệ với Mỹ và nhất là với Ấn Độ đang phát triển thuận lợi. Ngoài sự bang giao về chính trị, kinh tế và quân sự, tiến tới bình thường hóa bang giao. Tuy chưa phải là liên minh, nhưng Việt Nam có thể liên kết chặt chẽ với những quốc gia kể trên, vì nước này cùng chung mối đe dọa từ Bắc Kinh và bất bình trước tham vọng ngông cuồng của Tập Cận Bình.
Nếu VN vứt bỏ chính sách “ba không”, đó không phải là một điều bất lợi cho Việt Nam; ngược lại, Việt Nam sẽ đạt được sự liên kết chặt chẽ với các nước trong vùng, đặc biệt là Ấn – Nhật, cả hai nước nầy đều là láng giềng của người láng giềng khổng lồ chân đất sét, vì hai nước nầy có những tranh chấp quyết liệt về lãnh thổ và biển đảo với Bắc Kinh. Một sự liên kết với Ấn – Nhật sẽ tạo áp lực với Bắc Kinh khiến họ chùn bước trước tham vọng độc chiếm Biển Đông và vùng biển nầy thành ao nhà của họ.
Tờ Time of India cho biết, sau khi huấn luyện thủy thủ đoàn tàu ngầm Kilo cho VN và thỏa thuận huấn luyện phi công giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đi đến những bước cuối cùng trước khi được ký kết chính thức. Theo đó, phía Ấn Độ sẽ huấn luyện các phi công “tiềm kích đa năng Su-30MK2” cho phía Việt Nam.
Việt Nam muốn tồn tại phải vứt bỏ chính sách ba không và triệt để khai thác lợi thế và cơ hội liên kết chặt chẽ với Mỹ – Ấn – Nhật – Australia cùng đứng chung trên một chiến tuyến chống lại Tàu Cộng !!!
tổng hợp & nhận định
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

02/1/2017

Chết dưới tay Trung Quốc- Death by China

Bấm hình trên đây để đọc chương 1 bản tiếng Anh
(dạng pdf)

(Hình bìa tiếng Việt do Lê Thy làm lại từ hình bìa tiếng Anh)

(Hình bìa tiếng Việt do Lê Thy làm lại từ hình bìa tiếng Anh)

Bấm hình trên đây để đọc bản tiếng Việt
của Nhóm dịch thuật cựu học sinh AIT
(dạng PDF)

Nguồn :Vinh Danh QLVNCH và Bảo Vệ CỜ VÀNG 

Tết Đinh Dậu 2017, một cái Tết XHCN đúng nghĩa: Rau không có mà ăn!

  Một người nội trợ.


  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgUHWm4gdprhdlmWskCMD2i44LVDJU5d1DPaCNTJZz2PoUpUob9MoXNl0MZ6aIXngL5-bPEADPKATU7W-KUIs7HTBLp-BtORQGY6rm5ejFXZ3onrqTvZ5ujv7xteArsgzZTYM8WLYYaKJE/s1600/megia-ganhhoa-maivang-danlambao.jpg
Bây giờ đã vào tháng cuối của năm 2016, đúng ra là vào thời điểm mà việc mua bán tấp nập, ai nấy đều lo mua sắm những thứ cần dùng cho gia đình để chuẩn bị đón năm mới, dù người giàu hay nghèo, không ai quên những công việc mang tính cách “truyền thống” đó. Người thì mua sắm mới hay thay thế những đồ gia dụng đã cũ, người thì lo sơn nhà sửa cửa, người thì chuẩn bị cho những cuộc liên hoan họp mặt cuối năm, hay thăm viếng tết lễ ông bà cha mẹ… Thế nhưng năm nay không thấy cái bầu không khí náo nhiệt ấy, từ phố xá đến vùng thôn quê. Ai nấy nhìn nét mặt đầy đăm chiêu hay lạnh nhạt, thậm chí mất cả tiếng cười, lời chào hỏi nhau cũng ỉu xìu hay vắng hẳn, còn lại là những cái gật đầu hay lắc đầu, kèm thêm những câu than vãn chán nản khi người quen gặp nhau trên đường đi. Không khí ngoài chợ thì eo sèo, người mua kẻ bán không thấy tấp nập hứng khởi như trước. Ai đi chợ sẽ thường nghe người mua hỏi giá, rồi kèm thêm những câu: “sao lên giá mau thế?”, “sao mà mắc thế thì mua sao được!”, “giá cả sao mà tăng vòn vọt vậy?”, “trời ơi! Sao giá cao thế!” v.v…
Đúng năm nay là năm đại hoạ cho toàn dân VN, vì là cái năm “tiến nhanh, tiến mạnh… xuống XHCN, cái năm “đỉnh cao” của bần cùng hóa người dân, theo chủ trương của CS (vì dân có nghèo đói mới dễ cai trị, hết dám ngo ngoe tranh đấu, bụng đói làm sao mà nói?)! Nào là môi trường ô nhiễm, Formosa xả thải, biển độc, cá chết, ngư dân mất nghề, du lịch, quán ăn đóng cửa, dịch vụ…không có đối tượng để phục vụ! Nào là lũ lut chồng lũ lụt, giết chết cả hàng vài trăm người dân! Chưa hết đâu, thời gian gần đây còn có tin nhà nước đổi tiền! Theo thông tin dẫy đầy trên mạng, thì nhà nước đã nhờ thằng thày gian ác Tàu cộng in tiền mới và đã chở về để trong kho bạc, chờ dân xuất kỳ bất ý là “chụp lấy” đổi tiền như mèo vồ chuột. Nghe nói 25đ cũ mới đổi được 1đ mới, có nghĩa là giá trị tiền mới mất đi 25 lần giá trị tiền cũ. Chưa kể còn có tin mỗi nhà chỉ đổi được số tiền nhất định rất giới hạn, giống như những lần đổi tiền trước đây ở miền Nam! Rồi có tin vì Tàu in tiền cho ta, nên nếu tiền mới lưu hành, thì tên gian ác Tàu cộng sẽ thừa cơ in thêm hàng đống tiền đổ vào thị trường VN, để phá hoại nền kinh tế bệnh hoạn đến thời kỳ “thập tử nhất sinh” của ta, khiến mọi người dân đều lo sốt vó, hoang mang sợ hãi, vì như thế thì sẽ sống cách nào! Nhà nước đã truy tìm và bắt bớ vài kẻ “tung tin đồn nhảm”, nhưng thật là oan cho họ, bởi tin tức đầy trên mạng, trên Youtube, ngoài chợ, ngoài đường, đâu đâu cũng có, và “kẻ tung tin” với đầy đủ hình ảnh minh chứng, hẳn không phải những kẻ “tép riu” như họ!
Như vậy vẫn chưa đủ “xi nhê”, vì nó chỉ mới là tin đồn thổi, chưa rõ thực hư. Nhưng cái rõ như “một với một là hai”, đó là giá xăng dầu bỗng nhảy vọt lên cả gần ngàn đồng 1 lít, tổng cộng nội trong năm nay giá xăng dầu của VN tăng cả chục lần, trong khi giá xăng dầu thế giới vẫn ổn định, VN mình “lạ” và “hơn người” là ở chỗ đó! Vàng ở VN cao hơn giá vàng của thế giới 4 tới 5 triệu đồng một lượng cơ mà, vì ta là nước “độc lập”, “có chủ quyền riêng bất khả xâm phạm” mà đảng CSVN đang nắm trong tay một mình, thì “đảng” muốn làm gì mà chả được? Ta có “giá cả riêng”, “môi trường ô nhiễm… riêng”, “pháp luật riêng”, “nhà tù riêng”, nên “đảng là đấng toàn năng, toàn trị” trên nhân dân VN bị trị! Có đi và nhìn mới thấy được cảnh “thiên đường XHCNVN” nó như thế nào! Ở miền sông nước Cửu Long, một khu xóm ở vùng sâu có một cây cầu bắc ngang con kênh nước chảy siết, dẫn vào một xóm đạo. Con kênh này dân chúng xây từ lâu để đi lại, nhưng mới bị một xà lan tông vào làm sập cầu. Cha xứ và bà con xin nhà nước địa phương hỗ trợ tái thiết cầu thì chính quyền địa phương nói: nếu cha và dân xin được một nửa kinh phí (khoảng 600 triệu), thì nhà nước sẽ cho một nửa. Cha và bà con vận động cả trong và ngoài nước được số tiền đó, nhưng nhà nước bắt phải giao cho họ để họ làm (thật ra kinh phí xây cầu cũng chỉ khoảng đó, nhưng chính quyền kê lên gấp đôi để hưởng lợi). Những người ân nhân muốn giúp họ không chịu giao tiền cho nhà nước, nên dân xin phép tự làm thì không được phép! Thế là dâ muốn đi thì… tự bơi chứ không được xây cầu, dù tiền dân lo! Có lẽ lý do vì nhà nước địa phương không được hưởng lợi (đúng là XHCN, trên dưới như nhau, bé ăn bé, to ăn to, ăn không chừa một thứ gì!), và ở đó có nhà thờ Cộng giáo! Tự do tín ngưỡng XHCN là như thế đó! Năm nay “tự do tín ngưỡng ở ta” lên… cao độ, nên chùa Liên Trì ở Sài Gòn bị nhà nước cho phá bình địa, một Giám Mục Công giáo đi làm lễ cho dân nghèo vùng xa dịp lễ Giáng Sinh thì bị bắt và làm khó dễ. Nhưng “bù lại” thì ở chùa Hương ngoài Bắc và một số nơi khác, đúng là “có tự do tôn giáo cao”, nên nhà sư mặc áo vàng mà không cần cạo tóc, nghênh ngang đi lại trong chùa để “trụ trì” và quản lý tiền dân chúng công đức (rất nhiều)! “Tự do TG đến thế là cùng!”, chắc không ở đâu có như vậy. “Nhà sư” mà được tự do hành (lạc) đạo như vậy, chỉ vì đó là các nhà... giả sư, do CA, cán bộ nhà nước vào chùa để quản lý tư tưởng của tín hữu, và quản lý đồng tiền của dân, mới chính là mục đích “hành đạo”!
“Đảng” đã đưa ta đến… thiên đường XHCN là đây, rồi mọi người VN sẽ tha hồ mà đói, mà bệnh tật, mà tù đầy, không ai tranh dành với chúng ta cả, vì chúng ta có… CHXHCN VN! 
Dân miền Trung tết năm nay “toàn quyền” chịu cảnh lũ lụt đói khát do “nhà nước ban cho”, bằng xả lũ thủy điện: không nhà cửa, không chăn ấm, không cơm gạo, không giao thừa, không bàn thờ tổ tiên! Họ chỉ còn biết ngậm ngùi than thở: 
“Bão tố là bởi thiên tai”,
“Xả lũ giết hại (dân): thiên tài đảng… mi!”
Ngư dân miền Trung thì được “toàn quyền” xếp ghe tàu trên bãi mà nghỉ dài vô hạn vì mất nghiệp, khỏi ăn tết! Còn người dân VN thì… được “tự do” tha hồ mà đói khổ, vì giá cả leo thang, làm ăn không được, để dành hết quyền sống phủ phê cho… nhà cầm quyền! Họ cướp được quyền nên họ phải hưởng. Họ quá dư thừa nên xây đài kỷ niệm “ông tổ” của họ hàng nghìn tỷ để huênh hoang, để ngắm chơi, trong khi lê dân ngắc ngoải nửa sống nửa chết, họ không thèm quan tâm, và sẵn sàng đạp cho dân xuống tận đất đen! “Không đốt pháo hoa tết này, để lo cho dân nghèo”: đó là khẩu hiệu tết của nhà nước, chỉ để mị dân, tuyên truyền láo, chứ người dân nghèo thực sự nào được nhà nước quan tâm? “Không quà cáp biếu xén cấp trên”, là lời nói, còn việc làm thì “không biếu không yên”, ai mà chẳng biết!
Tết nhất đến nơi mà “nhà nước toàn trị” thỏa chí tung hoành, hại dân hại nước! Có khi nào mà giá xăng dầu tăng, nhưng giá sinh hoạt đứng tại cỗ đâu? Nó theo nhau như hình với bóng, vì vậy giá xăng dầu tăng một, giá sinh hoạt tăng hai, nhất là lợi dụng dịp tết nhất dân đi lại, buôn bán nhiều. Mời các “nhà kinh tế”, “nhà kế hoạch”, “nhà phát triển”, “nhà chánh trị”, “nhà báo… hại”, tóm lại là “đủ thứ nhà” của cái “nhà cầm quyền” CSVN, hãy quá bộ ra chợ, để tận mắt nhìn thấy các bà nội trợ, dân chúng, nhất là dân nghèo, trong những khuôn mặt cau có, méo mó khi xách giỏ đi mua đồ ăn cho gia đình, họ khổ sở như thế nào! Mấy tháng trước mang đi chợ 100.000đ có thể mua đủ rau cho gia đình ăn, bây giờ cũng các thứ rau đó, với số lượng như vậy, phải có 200.000đ mới mua được! Còn nếu không đủ tiền thì sao? Lấy gì cho gia đình ăn khi tiền lương không tăng, tiền làm ra vẫn thế, mà còn có phần kém sút hơn vì tình hình kinh tế chung đang xuống! Một vài viện dẫn cụ thể về giá cả: rau muống đang giá từ 8.000đ đến 10.000đ, nay lên 25.000đ/1kg, rau sà lách 20.000đ nay 40.0000đ đến 45.000đ/1kg, rau cải 8.000 tới 10.000 một bó nay 25.000đ/1bó (ở các chợ SG), các rau khác cũng thế, tóm lại cầm tiền đi mua rau cũng thấy chóng mặt phát bệnh rồi, vì giá tăng hơn gấp đôi, mà không ăn đâu có được! Không mua, tiết giảm mua thì đồng thời cũng không bán được, thế là chết cả nút, kẻ bán cũng như người mua!
Là người nội trợ, tôi và các bạn tôi cảm thấy một nỗi căm ghét kẻ lãnh đạo CS không thể tả nổi, chỉ vì xã hội này khó sống quá, chưa kể bất an, cướp trộm, gian ác…! Tự thực tế xã hội đưa chúng tôi đến sự căm ghét cái kẻ đã tạo nên cho người dân chúng tôi cảnh khổ này, chứ chẳng có “thế lực thù địch” nào nhúng tay vào! Chúng tôi không tham gia “chính chị chính em” gì, chúng tôi chỉ muốn sống yên lành! Chúng tôi thù hận các người vì các người không biết lãnh đạo mà khư khư nắm quyền, còn bố trí con cháu, anh em, bè phái của các người vào hết ghế này đến ghế nọ, để mà lợi dụng quyền hành hà hiếp bóc lột dân đến cùng tận, và hôi hốt của đất nước đến cạn kiệt tan tành, rồi tranh dành đánh đấm giết chóc nhau, biến cái đất nước của người dân thành một xã hội hỗn loạn, nhiễu nhương, gian ác, bất nhân, bất nghĩa; biến đời sống người dân thay vì yên ổn thì thành một bãi chiến trường, tranh cướp giết chóc nhau, buôn bán đồ gian giả độc hại để lấy lợi và gieo bệnh tật, chết chóc cho đồng bào! Người yêu nước lo cho giống nòi thì các người bức bách tù đầy, giết hại; kẻ phát hiện đưa tin và hình ảnh “tàu lạ” xả thải trên biển miền Trung thì bị CA bắt và khép tội “chống đối”, “bôi nhọ chính quyền”…, (cứ làm như chính quyền xả thải hay bảo kê cho kẻ xả thải vậy!), khiến cho cả nước đầy những tang thương khóc lóc, đói khổ, lầm than, nhục nhằn! Nước VN từ văn minh, tiến bộ, trở thành nghèo đói tụt hậu; người VN từ nhân ái, lễ giáo, lịch sự, nay trở thành tham ác, vô văn hóa, sống không có tình người chứ đừng nói là có đạo đức! Từ người lớn đến trẻ con, từ học sinh cho đến trẻ vô học, từ người giàu đến người nghèo, từ trí thức đến thiếu học, đều vị kỷ, sống chỉ biết mình, cho đến tham lam, gian ma quỷ quái và hung bạo! Kể cả tôn giáo cũng lãnh cảm, cũng làm ngơ, không dấn thân, không đi với người nghèo, người bị áp bức (lời của một vị lãnh đạo TG trả lời báo chí mà tôi đọc được, chứ không phải là nhận định của cá nhân tôi)!Tôi nói lên tình trạng chung mà cả thế giới đều nhận thấy và khinh chê dân tộc mình, nhất là khinh chê cái giới lãnh đạo của VN! Xin những vị còn tâm hồn, còn tấm lòng đừng buồn phiền về lời nhận định này, vì “ngọc ngà không sợ lẫn trong đám ô nhơ”, quý vị hãy cố gắng giữ lấy những phẩm chất tốt, để sáng soi cho xã hội và thế hệ mai sau, kẻo chỉ toàn đêm đen thì thế hệ trẻ sẽ không biết lối đi, và sẽ bị lầm lạc!
Ôi! Nếu nói về đất nước, về dân tộc, về xã hội VN bây giờ, về kẻ cầm quyền cai trị, về dân oan, về những người dấn thân yêu nước v.v…, thì chỉ có thể kêu…trời và khóc hết nước mắt vẫn chưa vơi sầu! Mùa Giáng Sinh và năm mới này, cầu xin Ơn Trên phù hộ độ trì, và sớm giải thoát đất nước, dân tộc đau thương của chúng ta khỏi cảnh đọa đầy bởi Cộng sản, để người người an vui, nhà nhà hạnh phúc yêu thương, và đất nước sớm nhìn thấy ánh vinh quang! 

25.12.2016
Một người nội trợ

Một Đất Nước giả vờ.. - Cô Giáo Trần Thị Lam: THẮC MẮC BIẾT HỎI AI?




Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt nhận định:


& "...đừng thờ ơ vô trách nhiệm. Đừng dửng dưng vô cảm. Đừng như thày tư tế tránh qua bên kia đương lần trổn. Nhưng hãy có lòng thương xót. Hãy quan tâm. Liên đới. chia sẻ."

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

image

Cô Giáo Trần Thị Lam: THẮC MẮC BIẾT HỎI AI?
 
Sinh ra trong thời bình, đã từng tự hào vể màu cờ sắc áo, đã từng yêu đảng, yêu bác. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng đặt ra cho mình nhiều câu hỏi:
 
1- Việt Nam có 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ nhưng không có bất kì bằng sáng chế nào. Vậy những giáo sư, tiến sĩ đó, họ làm gì?
 
2- Giáo dục Việt Nam cải cách không ngừng, vậy tại sao 63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường?
 
3- Báo chí ca ngợi người Việt Nam thân thiện hiếu khách, vậy tại sao đa số du khách nước ngoài tuyên bố sẽ không quay trở lại Việt Nam lần thứ 2?
 
4- Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", vậy rốt cuộc ai nghĩ ra mô hình này?
 
5- Nhiệm vụ của báo chí truyền thông là nói lên sự thật hay là nói lên những điều có lợi cho đảng?
 
6- Nhà nước nhận lương từ tiền thuế của dân để làm việc phục vụ nhân dân hay để cai trị nhân dân?
 
7- Công an là lực lượng được thành lập để bảo vệ dân hay bảo vệ chế độ?
 
8- Khẩu hiệu của quân đội là "trung với đảng", vậy sao khi hi sinh lại ghi trên bia mộ là "tổ quốc ghi công" chứ không phải "đảng ghi công"?
 
9- Tại sao có "huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ" mà lại không có "huân chương kháng chiến chống Tầu"?
 
10- Đảng cử thì đảng bầu, tại sao đảng cử lại bắt dân bầu?
 
11- Chủ nghĩa xã hội là chế độ ưu việt, vậy tại sao nó sụp đổ tại Nga, nơi nó được sinh ra và tại sao chỉ còn vài quốc gia theo mô hình này?
 
12- Tư tưởng Mác-Lenin là tư tưởng khai sáng nhân loại, vậy tại sao tượng Lenin bị phá sập tại Nga và các nước đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân?
 
13- Hồ Chí Minh từng nói: "Không, tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê". Vậy giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ở đâu ra?
 
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...
 
Trần Thị Lam-
GV Trường Chuyên Hà Tĩnh
 
Nguồn: Face book.

Vịt quay Bắc Kinh & Người đàn ông mù

Cười Vui cuối tuần, 
 
 Món vịt quay Bắc Kinh được ưa chuộng đến mức các nhà hàng 2.000 chỗ lúc nào cũng kín khách và nếu muốn ăn, bạn phải đặt từ rất sớm.
 
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them
Vịt quay và Kinh Kịch là hai thứ mà người Bắc Kinh thường rất tự hào khi nhắc đến. Với họ, vịt quay không chỉ là một món ngon, dành cho giới sành ăn mà còn là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Ảnh: Travelatfun.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-1
Tên là vịt quay Bắc Kinh, nhưng thực tế món ăn này có nguồn gốc từ Quảng Đông. Từ xưa, nó đã rất nổi tiếng và thường xuyên xuất hiện trong các thực đơn ăn uống ở cung đình thời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh. Đến thời vua Càn Long, món ăn vẫn là thứ được tầng lớp thượng lưu, vương tôn quý tộc yêu thích. Ảnh:Travelcoupon.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-2
Những con vịt được chế biến thường to, béo, quay trong lò lửa lớn. Món vịt này có da mỏng, giòn, màu vàng sậm. Sau khi vịt chín, đầu bếp sẽ lấy dao sắc lạng từng miếng thịt mềm ra đĩa, cắt nhỏ, đều tăm tắp. Phần xương còn lại được dùng để nấu món súp. Ảnh: Tomfreelance.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-3
Nhiều nhà hàng sẽ phục vụ thực khách phần thịt vịt và da riêng. Ảnh: China.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-4
Nhiều du khách khi tới Bắc Kinh ăn vịt quay thường rất ngạc nhiên, vì bữa tiệc thịnh soạn mà họ được nhà hàng chiêu đãi chỉ có một món chính là vịt. Người Trung Quốc gọi đó là "độc vị" - bữa ăn có một vị duy nhất. Ảnh: Chinesefoodjourney.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-5
Theo những người Trung Quốc sành ăn, vịt được chọn để làm món này là những con cánh và chân ngắn, mình dài, ức rộng. Thịt của chúng có một lớp mỡ giữa các thớ. Sau đó người ta sẽ thoa lên da vịt một lớp hỗn hợp mạch nha. Ảnh:Empressgardenrestaurant.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-6
Lửa nướng vịt cũng được dùng từ loại củi đặc biệt, là cây ăn trái hoặc long não để có mùi thơm, hấp dẫn thực khách. Ảnh: Kuali.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-7
Nhiều du khách cho biết, tới Bắc Kinh vào mùa đông, khi những cơn gió rét tràn về, tuyết bắt đầu rơi và ngồi trong quán ăn miếng thịt quay nóng hổi thực sự là một khoái cảm trong cuộc sống. Ảnh: Lonelyplanet.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-8
Nước chấm dùng để ăn vịt quay có 2 loại. Một là nước chấm cổ truyền với đậu xị (đỗ tương hay đậu nành đã ủ lên men nghiền ra trộn với tỏi). Loại thứ 2 là xì dầu trộn cùng dầu mè, tỏi nghiền. Ảnh: Paultravel.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-9
Theo đánh giá của nhiều du khách, đia chỉ có vịt quay Bắc Kinh ngon nhất là những quán nằm trên đường Vương Phủ Tỉnh - con phố được mệnh danh là không ngủ ở thủ đô Trung Quốc. Ảnh: Ebeijing.

Sờ giúp

Một người đàn ông mù vào một quán ăn Tàu kêu:
- Cho một con Vịt quay Bắc kinh.
 
Nữ bồi bàn bưng vịt quay ra, người mù sờ và nói:
- Không phải, đây là vịt quay Thượng Hải. Nữ bồi bàn mang vào và nhà bếp làm con khác mang ra đều bị ông cho là không phải vịt quay Bắc Kinh. Đến con thứ tư ông mới nói đúng và nhà bếp rất khâm phục ông, cô bồi bàn hỏi:
- Thưa Chú vì sao chú mù mà lại rất giỏi biết rõ con vịt nào là vịt Băc Kinh.
 
Ông trả lời:
- Đơn giản, chỉ cần sờ phao câu của nó là biết nó ở đâu.
 
Cô gái bồi bàn lại bên người mù và tỏ ra rất xúc động, vừa khóc vừa nói:
- Chú ơi! cháu là trẻ mồi côi, bao nhiêu năm rồi không biết quê quán ở đâu, mong chú ăn xong ở lại sờ dùm cháu để cháu có thể tìm về quê quán, cháu thực sự đội ơn chú !!!!!!!!
 __._,_.___