Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Goldenshower TrumpShower Pissgate


TWIITER/BILLYBALDWIN
"Golden Shower", "Pissgate" ou "TrumpShower", l'affaire de la sextape supposée de Donald Trump vaut le détour(nement)

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

FBI kêu gọi Cộng Đồng Người Việt hợp tác

image.jpeg

MƯA LÂU THẤM ĐẤT

Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành riêng một chương để viết về con ếch, với những dòng như sau: Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết.

Olivier Clerc năm 2005 cũng viết một bài ngắn có tên hơi dài là «Con ếch không biết mình đang bị luộc….và những bài học khác ở đời», được Michel Debaig và Luis Maria Huette phổ biến dưới tiêu đề Sự Nghịch Lý của con ếch.

Sau này, để cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ trái đất đang bị hâm nóng từ từ, cựu phó TT HK là ông Algore có thực hiện một cuốn phim gọi là Sự Thực Mất Lòng cũng khai thác đề tài này.

Câu chuyện bắt nguồn từ một tài liệu xuất hiện năm 1897 ghi lại một cuộc thí nghiệm tại Institut John-Hopkins năm 1982 : Một con ếch bị bỏ trong một nồi nước lạnh, sau đó người ta nâng nhiệt độ lên một cách rất chậm, chỉ 0,002 độ C mỗi giây. Sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích gì.
Câu chuyện lý thú nói trên khiến người ta liên tưởng đến hoàn cảnh nước Việt Nam ta, với tà quyền CS trong nước, và khối người Việt Hải Ngoại.

Vào đầu thập niên 1980, những người Việt định cư tại nước ngoài căm thù CS đến thâm gan, tím cật. Ai nói đến CS, là người ta chống đối mãnh liệt. Rồi ngày tháng qua đi, CS thì vẫn thi hành một chính sách độc tài, độc đảng như cũ, vẫn hà hiếp, bóc lột người trong nước như xưa, nhưng người tỵ nạn thì không phải tiếp xúc trực tiếp với những cán bộ ác ôn hàng ngày. Mối hận thù cũng không thể quên, nhưng cường độ một ngày một giảm đi. Hơn nữa, sau một thời gian dài cần cù làm ăn, người tỵ nạn đã có của ăn, của để, họ nghĩ đến việc trở về cố hương, để trước là thăm nơi quê cha đất tổ, nhưng cũng có phần để lên mặt với đời.

Mới đầu, số người về rất ít, sau càng ngày càng nhiều, nhất là vào các dịp Tết,

Rồi Ông Nguyễn Cao Kỳ, Rồi ông Phạm Duy, rồi các ca sỹ nổi tiếng như Khánh Ly, Lệ Thu, Elvis Phương, gia đình Tuấn Ngọc, Khánh Hà..v..v.., ngày nào lếch thếch nơi Mã Lai. Hồng Kông, hay Thái Lan, Nam Dương, trong các trại tỵ nạn, nay áo quần diêm dúa, môi son đỏ choét, về lại cố hương, để có được «hạnh phúc hát trước đồng bào», làm như lòng yêu nước của họ to hơn số đô la chứa trong các phong bì mà họ nhận được sau những buổi trình diễn cuối đời.

Ngày nào, khi Đàm Vĩnh Hưng qua hát, người ta bảo nhau đi phản đối, tay cầm cờ vàng, miệng hô đả đảo. Ngày nay, Nguyễn Thanh Sơn, người quan trọng gấp mấy lần Đàm Vĩnh Hưng, đi Mỹ, đi Canada, chẳng ai thèm đặt vấn đề, lại còn bắt tay, phỏng vấn xỳ xèo.

Việc này, thực đâu có gì lạ, mà phải la làng.
Chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của «boiling frog syndrome».

Trung Hoa là một nước láng giềng của Việt Nam. Anh chàng láng giềng này lúc nào cũng muốn nuốt chửng Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ này, họ dùng 2 chiến thuật:

Chiến thuật «tầm ăn dâu», từng bước, từng bước lấy của VN những tấc đất, những vùng biển, như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, đất đai vùng biên giới, việc này gây ra sự chống đối mãnh liệt, nhưng ít quan trọng hơn so với chiến thuật thứ hai.

Chiến thuật «luộc ếch» thâm độc hơn nhiều : lập công ty Trung Hoa khai thác các tài nguyên thiên nhiên, di dân , lấy vợ, đẻ con, xây chùa chiền theo kiểu Tầu, viết chữ Tầu trên các mặt tiền và trong các chỗ thờ phương, các bảng hiệu, lập các làng Tầu trên đất Việt…v.v. Ngày một, ngày hai, người Việt sẽ thấy người Tầu, văn hóa Tầu, cách sống Tầu, quá thân thuộc với mình. Khi ấy, thì Việt Nam có thành một ngôi sao trên lá cờ Tầu, cũng chẳng có gì quan trọng.

Nghĩ đi, nghĩ lại, người Việt, và các con ếch, có gì khác nhau đâu??


CHRIS PHAN

Khi con chim 'Khánh Ly' ngừng hát

Ky niệm đẹp và buồn của tuổi thơ tôi có lẽ là ky niệm về con chim cu gáy. Đó là con chim cu gáy nở trong chiếc ổ lót bằng mấy cọng cỏ sơ sài trên cây ô ma, còn gọi là lê ki ma. Sau một trận gió lốc, chiếc tổ bị rơi và hai con chim con rơi xuống đất, chết một con, bà mang con còn lại vào nuôi. Không ngườ nó lớn rất nhanh và nó là cu cườm (tức là chim cu gáy có một chuỗi hạt cườm vòng quanh cổ lốm đốm nhìn rất đẹp. Đây cũng là loài chim cu đá rất giỏi, người ta nuôi để đá thi, gáy thi). Và con chim cu gáy đó đã để lại ấn tượng rất mạnh với tôi bởi tiếng hát và cái chết của nó. Câu chuyện của nữ danh ca Khánh Ly trong mấy ngày gần đây khiến tôi nhớ đến con chim cu gáy tưởng như đã đi vào hộp ký ức tuổi thơ của tôi.
Xin kể về con chim cu gáy trước. Bà nhặt được nó khi nó đang ướt sũng, bộ lông mọc chưa đủ không giúp nó tự bay được. Bà cho nó ăn đậu xanh bằng cách nhai thật kĩ và mớm cho nó. Không bao lâu, nó lớn mạnh, mọc đủ lông đủ cánh và bắt đầu tập bay. Biết bay, nó được tự do, bay từ tấm phảng lên cây trính, rồi bay lên mái nhà, bay ra ngọn tre và cuối cùng là bay vào bầu trời rộng. Lúc đó tôi nghĩ là nó đã bay đi luôn, nhưng không, tối nó lại quay về nhà, bởi nó xem nhà tôi như tổ của nó.
Và nó cứ bay đi bay về như vậy từ lúc đó cho đến lúc nó chết, ướt chừng hơn mười năm thì phải. Vì nó thường quanh quẩn trong vườn nên tôi biết được nó gáy bộ Ngũ (tức là gáy liên tục 5 tiếng một chuỗi, ví dụ Cù Cú Cu Cu Cu hoặc Cúc Cù Cu Cu Cu, thay vì bộ tam thì Cù Cú Cu hoặc Cúc Cù Cu, có con gáy bộ nhị chỉ đúng hai tiếng Cu Cu, Cu Cu, Cù Cu…). Riêng giống chim cu gáy, tiếng hót thể hiện đẳng cấp và tầm cỡ của nó. Ví dụ như chim gáy bộ Tứ mà gặp chim gáy bộ Ngũ thì tự xếp cánh mà im lặng chứ không dám gáy nữa, vì gáy thêm sẽ bị chim bộ Ngũ tấn công. Mà một khi chim bộ Ngũ tấn công thì chim bộ Tứ chỉ có thua. Bởi tiếng gáy chứa cả sức khỏe, nội lực của con chim.
Thời vàng son của chim cu gáy kéo dài chừng ba năm, nghĩa là thời gian này, tiếng gáy thể hiện sức mạnh cũng như lãnh địa của nó. Và dường như đến năm thứ tư trở đi, chim lười gáy hơn, thỉnh thoảng có chim lạ đến thì nó lấy hết sức bình sinh gáy một tràn để báo hiệu là lãnh thổ đã có chủ, đừng quấy phá, hoặc thỉnh thoảng gáy gọi tình chứ không còn gáy máu lửa như thời vàng son.
Càng về già, chim cu gáy càng ít gáy, đến chừng 7 tuổi trở đi thì hiếm khi nghe nó gáy. Tôi để ý những coin chim ông nuôi (trừ con chim tự do mà tôi đang kể ra) và hỏi ông bởi ông là chuyên gia đánh cu nên ông biết. Ông giải thích với tôi là hầu hết, chim cu gáy khi già nó chẳng dại gì cất tiếng gáy, bởi nó muốn giữ uy lực thời trẻ của nó, nếu nó gáy lên, chim trẻ sẽ biết nó già và nó mất lãnh thổ, thậm chí có thể mất mạng.
Và thường thì những con chim gáy khi về già chỉ quanh quẩn trong địa giới của nó, thỉnh thoảng bay đi kiếm ăn rồi lại về, ít thấy gáy và tuyệt nhiên không tham gia các trận chiến giữa các con chim gáy với nhau cho dù chim gáy bộ thấp hơn nó đến gây hấn, nó cũng im lặng, không thèm gáy lại. Đó là tập quán của chim gáy cũng không chừng!
Nhưng con chim gáy mà bà nuôi thì lại khác, bởi nó được sống trong nhà, khi nào trời mưa to gió lớn thì nó bay vào nhà, đậu trên cây trính để ngủ, sáng mai trời quang mây tạnh thì nó bay. Và hễ nghe có chim lạ tới gáy thì nó gáy ngay, nó luôn thi thố, dường như chưa bao giờ ngừng gáy thi mặc dù đã sáu, bảy tuổi, nghĩa là đã quá già. Gặp chim gáy bộ thấp hơn thì nó tấn công, gặp chim gáy ngang bộ thì nó gáy lại rồi trốn vào nhà. Cho đến một bữa cả nhà tôi đi chạp mả, đóng cửa, đến trưa tôi về thì thấy con chim gáy đang chiến đấu với một con chim gáy khác, nó bị thương khắp mình, bị vặt lông, bị mổ cháy máu, và nó cũng không còn sức chiến đấu. Tôi chạy đến xua con chim gáy kia đi thì nó tấn công thêm mấy phát nữa rồi bay đi. Sau đó, mặc dù có cố gắng cứu, con chim gáy thân thuộc của gia đình tôi cũng không sống thêm được ngày nào.
Ông nhìn nó rồi bảo: “Thôi để nó chết, vì nó chết như vậy cũng hay, nó chết trẻ, bởi nó chưa bao giờ nhìn thấy nó già, như vậy cũng hay!”. Câu nói bâng quơ của ông tưởng như nói rồi thôi, tự dưng mấy ngày nay tôi lại nhớ đến ông một cách lạ thường, nhất là sau khi danh ca Khánh Ly bị một vố đau không có khán giả trong một chương trình ca nhạc tại nhà thi đấu Quân Khu 7, Sài Gòn.
Thực ra chuyện này cũng dễ hiểu, cách đây 5 năm, tôi từng nghe một CD mới nhất của Khánh Ly và thừa nhận là bà đã quá già, giọng của bà không còn khỏe, tròn trịa và truyền cảm như xưa mà thay vào đó là giọng hát của kinh nghiệm, kĩ thuật cộng với một chút nhựa âm do tuổi già mang lại. Nó hoàn toàn không hay và thiếu truyền cảm. Nhưng điều đó không làm vơi đi sự hâm mộ của tôi đối với bà. Bởi vì bà là giọng ca vàng son một thuở và hơn hết là những phát biểu đậm chất “ưu thời mẫn thế” của bà trong các video khiến tôi khâm phục bà lắm lắm.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà đã nói: “Tôi sẽ không về Việt Nam khi cộng đồng người Việt giống như tôi chưa được về, khi Việt Nam chưa có tự do. Tôi đã ra đi như thế nào và sẽ trở về như thế ấy!”. Lời phát biểu này được tôi hiểu với hàm ý rằng nếu Việt Nam vẫn còn chế độ Cộng sản độc tài, người dân vẫn còn mất tự do, còn đau khổ thì bà sẽ không về nước. Nếu bà về nước, nhất định phải trong một tâm thế hoàn toàn tự do, quê hương đã xóa được đêm trường độc tài…
Nhưng có vẻ như tôi đã hiểu không đúng ý bà. Bởi hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có gì thay đổi, người dân vẫn mất tự do, văn nghệ sĩ, báo giới không được nói tiếng nói của tự do, không được tự do phát biểu chính kiến và dân oan ngày càng nhiều, những cuộc biểu tình, tuần hành ôn hòa của người dân bị đàn áp không thương tiếc… Nhưng bà đã về. Mà không về một cách bình thường, bà về để hát, và hát phục vụ cho giới quan chức, giới lãnh đạo Cộng sản.
Sở dĩ tôi nói quả quyết rằng bà hát phục vụ cho giới quan chức, giới loãnh đạo Cộng sản là vì bà khá người khá thông minh, sắc sảo, bà thừa biết rằng dân Việt Nam, nhất là giới lao động, thu nhập mỗi tháng của họ chỉ dao động từ hai triệu đồng đến ba triệu đồng, giới trí thức chân chính cũng có thu nhập rất thấp, giới kinh doanh tại Việt Nam đang thời kỳ khó khăn tột độ, chuyện duy trì doanh nghiệp không thôi cũng đủ làm họ bạc tóc… Chính vì vậy, giá vé dao động từ 800 ngàn đồng đến 2,5 triệu đồng không phải là giá vé dành cho người dân Việt Nam mà là giá vé dành cho giới quan chức, giới cán bộ có nhiều tiền và họ không hề xót xa khi vung tiền qua cửa sổ.
Bà có thể nói rằng giá vé là do ban tổ chức định ra. Nhưng bà có thừa khả năng để yêu cầu ban tổ chức hạ giá vé, hạ luôn mức tiền cát-sê của bà để những người yêu quí bà được nghe bà hát, được mục kích sở thị bà. Bởi vì, giới cán bộ Cộng sản không thể là giới hâm mộ bà được rồi, trừ khi…?! Còn những người hâm mộ bà là những trí thức, những công chức và những quân nhân thời Việt Nam Cộng Hòa, họ đang là nạn nhân, đang lây lất trên quê hương và trong mỗi buổi tối đau khổ của họ, không chừng tiếng hát của bà đã bầu bạn với họ, tiếp thêm lửa hi vọng cho họ.
Nhưng lần này, bà về nước, bà hát và phục vụ cho một nhóm người có tiền, vô hình trung, bà làm tổn thương những người đã yêu quí, hâm mộ bà bấy lâu nay. Và sự tổn thương này là có thật, là hợp lý. Vì sao? Vì họ đã nâng niu tiếng hát của bà qua thời gian, qua chiến tranh và mất tự do, qua cả đau khổ và tuyệt vọng. Còn bà, ngược lại, bà đã ném tiếng hát của bà vào một canh bạc chính trị đầy rẻ rúng, ở đó, không có gì khác ngoài một sự thỏa hiệp.
Tự dưng, cái chết của tiếng hát Khánh Ly một thuở trong tôi lại làm cho tôi thấy vui. Bởi lẽ, cái chết này cũng giống như cái chết rất ư trẻ trun

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Luật Magnitsky của Mỹ ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào? _Cát Linh .

Tổng thống Barack Obama ký luật Magnitsky mở rộng phạm vi ra các nước khác trên thế giới hôm 8/12/2016.
Tổng thống Barack Obama ký luật Magnitsky mở rộng phạm vi ra các nước khác trên thế giới hôm 8/12/2016 - AFP 
Hai dự luật liên quan nhân quyền và tôn giáo vừa được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký thành luật và mở rộng phạm vi áp dụng với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.



Đối tượng bị trừng phạt

Sau một thời gian dài tranh đấu và thương lượng, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu.

Trong luật này có điều luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.

Nói rõ hơn về những tội danh này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) cho biết có ba đối tượng có thể bị trừng phạt.

“Thứ nhất là những giới chức chính quyền và những thuộc hạ của họ hoặc những người ngoài chính phủ hợp tác với giới chức chính quyền vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà được quốc tế ghi nhận. Thứ hai là những giới chức quyền cướp đoạt tài sản của người dân.

Và thứ ba là những giới chức chính quyền can dự vào những vụ tham nhũng lớn và đàn áp những người đi phanh phui những vụ ấy.”

Theo Tiến sĩ Thắng, có hai con đường để đưa những danh sách của những đối tượng trên đến Tổng thống Hoa Kỳ trong thời gian 120 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ. Cách thứ nhất là gửi đến một số uỷ ban đặc trách, hữu trách trong Thượng viện, Hạ viện để đưa lên Tổng thống. Bên cạnh đó, văn phòng dân chủ nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng có thể đệ trình lên Tổng thống.

Do đó, nếu người Việt Nam muốn khai dụng những biện pháp trừng phạt này đối với những giới chức là đối tượng bị trừng phạt trong nước thì theo lời Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cần phải thực hiện hồ sơ đầy đủ và chuyên nghiệp.

“Cần phải lập hồ sơ, và chuyển những danh sách hồ sơ đến các dân biểu, Thượng nghị sĩ để yêu cầu trình lên Tổng thống. cũng như đồng thời chúng ta cũng có thể chuyển những cái này lên bộ phận dân chủ nhân quyền và lao động của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.”

“Trong nước cần phải học ngay cách thức làm một bản báo cáo đúng với tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc, chứ không phải quay video, rồi tri hô thôi thì không được. Thủ tục phải rất chi li và đúng tiêu chuẩn quốc tế.” 

Tiêu chí xác định

Dự luật HR 624, tên chính thức là Global Magnitsky Human Rights Accountability Act (Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu mang tên Magnitsky), đã được thông qua với số phiếu đa số của lưỡng viện Quốc hội và cuối cùng được Tổng thống Obama ký thành luật. Điều luật này áp dụng trừng phạt với các giới chức chính quyền vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng và cả các cộng sự viên của họ. Để xác định mức độ vi phạm nghiêm trọng của đối tượng bị trừng phạt, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết có hai yếu tố cần phải để ý:

“Phải chứng minh được mức độ nghiêm trọng ví dụ như vấn đề đánh đập, tra tấn, những trường hợp bỏ tù lâu năm, tái diễn không chỉ 1 lần mà rất nhiều lần. Thứ hai là phải truy ra được những thủ phạm thật sự đằng sau những lệnh đó.”

Trong tất cả những vụ đàn áp, bắt bớ, đánh đập, nói chung là những hành vi vi phạm nhân quyền diễn ra ở Việt Nam, người dân chỉ biết đến lực lượng công an, dân phòng, an ninh là những người có mặt ở nơi xảy ra đàn áp. Do đó, phải nhắm vào đúng đối tượng, giới chức chính quyền là những người có cơ hội sang Mỹ, có tài sản ở Hoa Kỳ.

“Cấp thấp hơn đôi khi họ bất cần vì họ có bao giờ qua Mỹ đâu, họ có bao giờ có tài sản hoặc gửi thân nhân qua Mỹ để du học rồi lưu lại Mỹ?”

Cản trở bước tiến của Việt Nam?

Trước đây, năm 2012, Magnitsky Act được Thượng viện Mỹ thông qua và áp dụng riêng với Nga.

Với dự luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng NDAA 2017 vừa được ký thành luật, Luật Magnitsky đã được mở rộng phạm vi ra các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là quốc gia bị Ủy Ban Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) đưa vào “danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC)”.

Theo luật sư Ngô Ngọc Trai thì điều luật này sẽ có một ảnh hưởng nhất định nào đấy về quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

“Nếu có một sự kiện nào đấy mà phía chính phủ Mỹ đánh giá có một cá nhân nào ấy ở Việt Nam vi phạm nhân quyền mà có công tác sang Mỹ thì sẽ bị cản trở.”

Bên cạnh đó, ông đưa ra lo ngại về điều luật Magnitsky sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho bước tiến của Việt Nam và sau đó là khó khăn cho người dân Việt Nam, người mà ông gọi là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất trong tất cả những chính sách hay quyết định mang màu sắc chính trị.

“Thứ nhất là việc chế tài thì cứ chế tài, cứ làm thế nào cho đúng và hợp lý. Thứ hai là đừng đẩy chính quyền Việt Nam đi xa quá, khiến cho người ta muốn có sự tiến bộ, nhưng tất nhiên là có những cái gì đó khiến cho người ta chưa làm được. Hãy giúp người ta là chính, chứ đừng đẩy người ta vào cái thế…rồi cuối cùng nhân dân là người gánh chịu hậu quả.”

Luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng phải cân nhắc rất nhiều vì theo ông, hơn 90 triệu người Việt Nam là  đối tượng cần được quan tâm trước hết trong bất kỳ hoạt động nào.

“Tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế, người Việt Nam ở hải ngoại, hay chính phủ Mỹ chẳng hạn, khi quyết định chắc chắn đã suy nghĩ kỹ và cân nhắc rồi nhưng hãy nghĩ nhiều hơn nữa tới người dân Việt Nam, những người thấp cổ bé họng, những người dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi. Hãy nghĩ nhiều đến họ. Hãy quan tâm đến họ trong bất kỳ kế hoạch hay chính sách nào.”

Một số ý kiến khác thì tỏ vẻ lo ngại với chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump thì Luật Magnitsky sẽ không khác gì “mớ giấy vụn.”

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phủ nhận hoàn toàn luồng dư luận đó và cho biết điều luật này do Quốc hội thông qua sau khi nhận được đa số phiếu ủng hộ từ Thượng viện và Hạ viện Hoa kỳ. Do đó, Tổng thống Obama bắt buộc phải ký ban hành và khi đã thành luật thì bất kỳ tổng thống nào cũng phải áp dụng và chấp hành.

Cho dù có nhiều ý kiến nhận định khác nhau, thế nhưng, đa số những phản hồi từ Việt Nam, đặc biệt là những người hoạt động cho nhân quyền Việt Nam trong và ngoài nước đều xem đây là món quà mang nhiều ý nghĩa mà Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Obama dành cho Việt Nam trước khi ông rời nhiệm sở.

Hai đạo luật nhân quyền và tôn giáo được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đặt bút phê chuẩn trong tháng cuối cùng của năm 2016, cũng là tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ 4 năm của ông.

Cát Linh 

HỌC THUYẾT “LỤC QUÂN HẢI CHIẾN” CỦA ĐÔ ĐỐC HARRIS


Admiral Harry B. Harris, Jr. (Photo by File Photo)Admiral Harry B. Harris, Jr. 
(Photo by File Photo)
Trước đây, các chiến lược gia của Mỹ chỉ bàn về học thuyết tác chiến mang tên “KHÔNG – HẢI CHIẾN” (Air – Sea Battle Operational Concept). Học thuyết quân sự nầy tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Không quân & Hải quân. Air – Sea Battle vận hành bộ máy chiến tranh tổng lực, mục tiêu của học thuyết nầy là khu vực châu Á nhằm đối phó với sự trỗi dậy lớn mạnh của Tàu Cộng. Ngũ Giác Đài đang nỗ lực hoàn chỉnh chiến thuật này để đập tan chiến lược “A2/AD” (Anti Access/Area Denial) và phá bỏ năng lực trên của quân đội TC.
Từ ngày 15-22/9/2014, Quân đội Mỹ đã tổ chức cuộc diễn tập phối hợp quy mô giữa Không quân & Hải quân mang tên “Valiant Shield 2014” tại quần đảo Mariana và các vùng biển phụ cận chung quanh đảo Guam và Tinian. Mặc dù đây là một trong những cuộc diễn tập của quân đội Mỹ trên khu vực Châu Á – TBD, nhưng các nước khác không hề nắm rõ nội dung cuộc diễn tập thực tế. Theo tờ Stars and Stripes của Mỹ có bài viết về cuộc diễn tập “Không – Hải Hợp đồng tác chiến” để rút kinh nghiệm sự thống nhất chiến đấu của lực lượng Không quân & Hải quân khi đối mặt với lực lượng PLA của TC, từng bước tiêu diệt Không & Hải quân cùng với phương tiện chiến tranh của TC.
Theo thông tin của “Defence News”, Mỹ đã huy động tổng cộng 200 chiến đấu cơ, 19 tàu chiến tham gia diễn tập, bao gồm cả 2 nhóm tác chiến HKMH USS Carl Vinson và USS George Washington, B-52 đóng tại đảo Guam, chiến đấu cơ tàng hình F-22, F-15C, MV-22 Osprey, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler…Trọng tâm của cuộc diễn tập này là sự đột phá hợp đồng tác chiến của Không quân và Hải quân. Đầu tiên, Mỹ sẽ huy động lực lượng hacker tấn công mạng làm tê liệt mạng lưới radar và thông tin của TC, sau đó chiến đấu cơ F-22 sẽ tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống HKMH của Mỹ và tên lửa hành trình của địch, mở đường cho HKMH tiếp cận. Tiếp theo đó, F-22 và tên lửa hành trình sẽ tấn công các trạm radar trên mặt đất của địch. Cuối cùng dưới sự yểm trợ của máy bay tác chiến điện tử Boeing EA-18G Growler, các chiến đấu cơ cất cánh từ HKMH sẽ tiến hành không kích vào lãnh thổ đối phương.
Giáo sư Aeron Fiedberg – chuyên gia Nghiên cứu về “Air – Sea Battle” thuộc ĐH Princeton – cho biết, mũi nhọn của hình thức tác chiến này, không phải là lục quân hay không quân mà chính là các hacker, tức các “chiến binh Cyber”. Khi chiên tranh mở màn, Mỹ sẽ dùng chiến thuật làm mù đối phương rồi tấn công vào hệ thống mạng và hệ thống vệ tinh dùng để chỉ huy, kiểm soát các loại tên lửa và các phương tiện tác chiến khác của địch. Ngoài ra, họ còn đồng loạt tấn công từ trên không và trên biển vào “mục tiêu mềm” của TC như hệ thống radar.
Giai đoạn tiếp theo sẽ tấn công tàu chiến, tên lửa đạn đạo cơ động và một số trang bị trên biển và trên mặt đất. Các loại máy bay của lực lượng không quân & hải quân, TQLC sẽ đảm trách nhiều nhiệm vụ, bao gồm cả việc ném bom trên lãnh thổ TC.
HỌC THUYẾT “LỤC QUÂN HẢI CHIẾN” CỦA ĐÔ ĐỐC HARRY HARRIS:
Như đã kể trên chiến thuật “Air – Sea Battle”, Không quân & Hải quân là 2 binh chủng chủ lực của quân đội Hoa Kỳ tại vùng Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên mới đây, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là Đô đốc Harry Harris cho rằng, lực lượng “Lục Quân Hoa Kỳ” cũng nên đóng một vai trò tích cực hơn bằng cách thành lập những đội tác chiến gọi là “Lục Quân Hải Chiến”, đặc trách việc tiêu diệt chiến hạm của đối phương. Nguyệt san The Diplomat có trụ sở tại Nhật trong số ra tháng 12/2016 đã có bài nêu bật học thuyết mới nầy.
Trước hết, The Diplomat nhắc lại sự kiện Đô đốc Harry Harris, ngày 15/11/2016, trong một tham luận đọc tại Washington, đã cho biết ông muốn Lục quân Mỹ thành lập các đơn vị mới chuyên trách nhiệm vụ diệt hạm để răn đe chiến hạm đối thủ của Mỹ tại khu vực Thái Bình Duơng, bao gồm cả Biển Đông lẫn Hoa Đông.
Đối với Đô đốc Harris, vai trò của bộ binh cần phải được phát huy trong đó có việc “tiêu diệt các chiến hạm địch bằng các sử dụng các hệ thống tên lửa chống hạm đặt ở trên bờ”. Theo ông, đúng với truyền thống, Lục quân sẽ mang đến những thế mạnh của họ: “nhân lực – hỏa lực và năng lực”. Lực lượng TQLC cũng có thể đóng vai trò tương tự trong tương lai. Các yếu tố trung tâm của một chiến lược phòng thủ như vậy sẽ được bố trí chung quanh các hòn đảo có thể án ngữ lối ra vào ngoài biển khơi Thái Bình Dương của các đối thủ tiềm năng như Hải quân TC chẳng hạn.
Đô Đốc Harris giải thích: “Tôi nghĩ đến một nơi ở vùng Thái Bình Dương mà ta có thể bố trí các hệ thống vũ khí ở nhiều chỗ, các hệ thống này sẽ đặt các đối thủ tiềm tàng ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Nhật Bản vào vòng nguy hiểm…Tôi cho rằng đây là một khái niệm quan trọng mà chúng ta buộc phải nghĩ đến khi vạch ra cách duy trì ưu thế so với các đối thủ của chúng ta trong khu vực.” Ông đã nêu bật các hoạt động của TC ở Biển Đông và biển Hoa Đông: “Tôi rất quan ngại trước các động thái quyết đoán của TC, đặc biệt là ở vùng Biển Đông và cả ở vùng biển Hoa Đông…”
BIẾN TÊN LỬA ĐỊA ĐỐI ĐỊA THÀNH ĐỊA ĐỐI HẢI:
Các hệ thống vũ khí có thể được triển khai bao gồm loại pháo tự hành Paladin M109A7, hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142, hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục Quân. Hệ thống nầy sẽ được nâng cấp để có thể tấn công các mục tiêu di động trên đất liền và trên biển…Bộ trưởng BQP Mỹ Ashton Carter ghi nhận: “Một khi gắn một thiết bị dò tìm có sẵn lên mũi tên lửa, có thể bắn trúng mục tiêu di động cả trên đất liền lẫn trên biển. Với khả năng này, những gì trước đây chỉ là một hệ thống tên lửa địa đối địa của Lục Quân, nay có thể được bắn đi từ bờ biển đến những mục tiêu ngoài khơi cách đó đến 300 km (186 miles)”.
Bước tiếp theo là phải giúp cho Lục quân Mỹ hiểu rõ địa bàn vùng biển là mục tiêu và điều này sẽ đòi hỏi những thay đổi trong học thuyết của Lục quân Mỹ. Theo chuyên gia Steven Stashwick đã giải thích vào tháng 10/2016 vừa qua, Lục quân Mỹ đã bắt đầu làm quen với khái niệm gọi là “Chiến tranh Đa Miền” (Multi-Domain Battle): “Sử dụng lực lượng trên bộ để vừa khai thác, vừa cho phép hành động trên không, trên biển, trên mạng trên không gian và bao quát toàn bộ quang phổ điện tử.”
Ở Tây Thái Bình Dương, điều đó được thực hiện hóa thành một cái ô chống tiếp cận và truy cập A2/AD hình thành từ các cơ sở đặt trên đất liền và bao trùm chuỗi đảo đầu tiên. Điểm quan trọng cần lưu ý là mọi vai trò phòng thủ bờ biển mới được giao cho Lục quân Mỹ, đều phải được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh trong khu vực. Vào tháng 8/2016, Nhật Bản cũng tuyên bố là đã phát triển hệ thống dàn pháo và tên lửa nhằm bảo vệ hải đảo và vùng ven biển và sẽ phát triển loại tên lửa địa đối hải để củng cố hệ thống phòng thủ các hải đảo xa bờ mà Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông.
M65 – KHẨU PHÁO CÓ THỂ SAN BẰNG CẢ THÀNH PHỐ BẰNG MỘT PHÁT ĐẠN:
Theo Military Factory, M65 là loại pháo lớn nhất của quân đội Mỹ, có thể bắn cả các đầu đạn thông thường và hạt nhân. Có cái tên ban đầu là “Able Annie”, trước khi đổi thành “Atomic Annie”, đây là một cỗ pháo cỡ nòng 280 mm, có tầm bắn hơn 32 km. Đầu những năm 1950, có 20 khẩu M65 được sản xuất. Đến tháng 5/1953, 2 khẩu pháo được đưa tới khu thử nghiệm Frenchman Flat tại Nevada để phô diễn uy lực. Tại cuộc thử nghiệm này, một quả đạn pháo hạt nhân có sức công phá 15 kiloton, tương đương quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima đã được bắn đi ở cự ly 11,2 km, tạo thành một cột khói hình cây nấm và thổi bay mọi nhà cửa, xe cộ, vật dụng trong khu thử nghiệm. Dù trọng lượng tới 47 tấn, Annie có thể di chuyển cơ động trên hầu hết mọi điều kiện địa hình nhờ hai đầu kéo ở phía trước và phía sau.
Quân đội Hoa Kỳ đã cho nghỉ hưu các khẩu pháo hạt nhân vào năm 1991 khi “Chiến tranh lạnh” kết thúc. Các khẩu pháo hạt nhân 155 mm và 203 mm cuối cùng được tháo dỡ năm 2004. Hiện nay, có ít nhất 8 trong tổng số 20 khẩu siêu pháo M65 vẫn còn được trưng bày trên khắp nước Mỹ. Với học thuyết mới của Đô đốc Harry Harris, biết đâu Mỹ sẽ tái sản xuất siêu pháo M65 với một cái tên khác, giao cho Lục Quân Mỹ sử dụng để trấn giữ các eo biển chiến lược.
Trong Thế chiến II, năm 1944, trong quần đảo Hy Lạp, một cuộc chiến đấu dữ dội diễn ra giữa toán biệt đội Anh và đội quân trú phòng tiền phuơng của Phát xít Đức.Tại hòn đảo Navarone, quân Đức đã thiết lập một pháo đài vô cùng kiên cố để kiểm soát sự lưu thông của các tàu chiến của đồng minh di chuyển trên eo biển trọng yếu nầy. Vào thờ điểm đó, khó có một tàu chiến nào của quân đội đồng minh nào qua trót lọt được vùng biển nầy an toàn. Sau cùng, một toán biệt động Anh đã được thành lập với sứ mạng, đổ bộ lên hòn đảo nổi tiếng bất khả xâm phạm nầy để tiêu diệt 2 khẩu đại pháo nầy của Phát xít Đức đặt trên đảo Navarone và họ đã thành công.
Hai khẩu đại pháo của Đức đặt trên đảo Navarone là một trong những siêu đại pháo của Phát xít Đức trong Thế chiến II. Những khẩu siêu pháo đáng sợ nầy không chỉ là vũ khí mạnh nhất mà còn trang bị công nghệ rất hiện đại của Đức lúc bấy giờ. Phải kể đến siêu đại pháo hạng nặng GUSTAV dài 45,7 m, cao 12,2 m và nặng 1500 tấn là loại pháo được chế tạo bởi gã khổng lồ trong ngành luyện thép của Đức là KRUPP A.G.
Các kỹ sư của công ty Krupp đã hiệu chỉnh lại thiết kế của siêu pháo Gustav bằng cách tăng kích cỡ nòng của nó từ 21 lên 28 cm. Điều chỉnh tầm bắn hiệu quả, giảm từ 128,7 km xuống còn 64,3 km. Kể từ năm 1936, tập đoàn Krupp đã sản xuất hơn 20 khẩu pháo Gustav. Loại pháo siêu khủng nầy đã phá hủy 1.500 tấn đạn và làm hư hỏng các tàu chiến của đồng minh và nã hơn 5.500 viên đạn vào quân đổ bộ Mỹ trên bờ.
Thành phố cảng chiến lược Sevastopol ở Crimea là một trong những mục tiêu chiến lược của cuộc xâm lược Nga. Đây chính là cửa ngỏ cho Hải quân Nga tiến ra Địa Trung Hải và các thành trì phòng thủ của Liên Xô ở đây là mục tiêu tấn công hoàn hảo của siêu pháo Gustav. Siêu pháo Gustav đã bắn tổng cộng 48 phát đạn chủ yếu vào các pháo đài của Liên Xô ở Sevastopol. Sau đó nó không còn được sử dụng thêm lần nào nữa.
Trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905), các chỉ huy quân sự Nga đã sử dụng chiến lược, sử dụng hỏa lực pháo binh trên bờ để yểm trợ cho hải quân trên biển, khiến tàu chiến Nhật phải giữ khoảng cách xa bờ. Có điều là các khẩu pháo của Nga vào thế kỷ 19 có tầm bắn hiệu quả hạn chế, chỉ vài cây số nên các tàu chiến Nga chỉ thật sự an toàn khi hoạt động gần bờ biển.
LỤC QUÂN MỸ SẼ ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ PHONG TỎA CÁC EO BIỂN CHIẾN LƯỢC:
Tạp chí Nghiên cứu chiến lược (Journal Of Strategic Studies) đăng một bài phân tích của nhà nghiên cứu Mỹ là Sean Mirsky về khả năng Hải quân Mỹ sẽ tiến hành phong tỏa Hải quân TC trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Ông Mirsky khẳng định sự phong tỏa là giải pháp chiến lược nòng cốt tốt nhất khi xảy ra các tình huống cuộc xung đột quân sự, đây là phương pháp chiến đấu tối ưu chống lại Tàu Cộng. Nó cho phép phá hủy hoàn toàn tiềm năng kinh tế của Bắc Kinh và buộc họ chấp nhận thất bại.
Nếu Ngũ Giác Đài chấp thuận học thuyết của Đô đốc Harry Harris “Lục quân Hải chiến” như đã kể trên, Mỹ thừa sức khóa chặt các hải trình huyết mạch, điển hình là Eo biển Malacca để bóp nghẹt nền kinh tế TC vốn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập cảng dầu hỏa và thương mại hànng hải. Mirsky cho rằng, việc phong tỏa là phương án khả thi đối với một cuộc xung đột vũ trang “quy mô lớn” giữa Mỹ và TC. Ông cũng cho rằng với một cuộc xung đột quy mô lớn như vậy, sẽ không dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Sean Mirsky nhận định rằng, phương án phong tỏa Đại Lục được thực hiện khi xảy ra các cuộc xung đột vũ trang và các hoạt động tác chiến giữa Mỹ và TC, đóng vai trò quyết định trong giới hạn không gian tác chiến. Nền kinh tế TC phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động kinh tế thương mại với nước ngoài, 90% được thực hiện thông qua vận tải hàng hóa bằng đường biển, TC cũng nhập cảng khoảng 60% lượng dầu đáp ứng nhu cầu kinh tế trong nước, thương mại vận tải containers tập trung đến 80% ở 10 hải cảng lớn nhất nước này.
Yếu tố sống còn của nền kinh tế, ngay cả trong trường hợp vòng vây phong tỏa không đạt được 100% hiệu quả. Hậu quả của nó cũng sẽ dẫn đến sự tiêu diệt nền kinh tế TC. Yếu tố chính trị then chốt mà từ đó phụ thuộc vào sự thành công của phong tỏa. Theo Sean Mirsky, đó là khả năng Mỹ lôi kéo được các nước láng giềng với TC tham gia mà trước hết đó là Nga. Với Nga mối quan hệ Nga – Mỹ, Sean Mirsky cũng thừa nhận ra rằng với tình hiện nay, sự tham gia của Nga trong chiến dịch phong tỏa TC có vẻ như xa vời, nhưng ông hy vọng về việc xích lại gần nhau vì những lo ngại của Nga về TC trong nhiều lãnh vực khác nhau.
Sự chuyển hướng của Nga liên minh với Mỹ sẽ có ý nghĩa quyết định. Tại sao không? Vì điện Kremlin cảnh giác tham vọng của Bắc Kinh đang dòm ngó miền Viễn Đông và một phần lãnh thổ Siberia của Nga, có thể gây ra mối đe dọa với các vùng lãnh thổ xa xôi và thưa thớt dân cư Nga.
Mới đây, TT D. Trump đã công bố một bức thư của TT Putin gởi đến ông. “Một lá thư rất tốt đẹp từ Vladimir Putin; những suy nghĩ của ông ấy thật là đúng.” Ông Trump nói về bức thư đề ngày 15/12/2016. Hai nhà lãnh đạo Mỹ – Nga đã kêu gọi tăng cường kho vũ khí hạt nhân. Giới chuyên gia tin rằng, ông Putin hy vọng rằng tổng thống sắp kế nhiệm của Mỹ sẽ gở bỏ lệnh trừng phạt kinh tế mà Bộ tài chánh Hoa Kỳ áp dụng với các quan chức Nga, sau khi họ đưa quân sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga.
Cơ cấu lực lượng phong tỏa đường biển được quyết định bởi sự tăng cường mạnh mẽ của “Lục quân Hải Chiến” theo học thuyết của Đô đốc Harriy Harris, khả năng cô lập hóa các eo biển chiến lược như Eo biển Malacca chẳng hạn. Lục Quân sẽ đãm trách nhiệm vụ sử dụng các loại pháo tự hành Paladin M109A7, hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142, hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục quân… sẽ kiểm soát khóa chặt các eo biển chiến lược, theo kinh nghiệm của Phát xít Đức khi quyết định đặt 2 khẩu đại pháo trên đảo Navarone để kiểm soát các chiến hạm của Đồng minh khi di chuyển trên vùng biển nầy.
Lục Quân Mỹ có thể biến các địa thế trên bờ biển thành lợi thế bằng cách triển khai các hệ thống pháo thự hành, tên lửa chống hạm và phòng không dọc chuỗi đảo thứ nhất để tấn công các chiến hạm TC. Theo đó, quần đảo Ryukyu ở phía Nam và những nhóm đảo của Nhật sẽ trở thành căn cứ tên lửa lợi hại. Chuổi đảo Ryukyu từng được chuyên gia quân sự Kyle Mizokami đánh giá là căn cứ quan trọng nhất của Nhật trong chiến lược phong tỏa cửa ngỏ ra vào của các chiến hạm TC. Với đảo lớn là Okinawa, chuổi đảo Ryukyu trải dài theo hướng tây nam từ Kyushu đến gần đảo Đài Loan. Theo Mizokami hoàn toàn có thể chặn đứng mọi nổ lực của các chiến hạm TC muốn đi qua hành lang hiểm trở nầy. Ngoài ra, Mỹ và liên minh truyền thống có thể cài đặt thủy lôi tại các eo biển ở khu vực, góp phần hoàn chỉnh hệ thống phòng thủ ngoài khơi.
HỌC THUYẾT CỦA ĐÔ ĐỐC HARRIS SẼ ĐƯỢC CHẤP THUẬN VÌ THÍCH HỢP VỚI HÀNH ĐỘNG “CHỐNG TÀU CỘNG” CỦA TT TRUMP:
Chính quyền Bắc Kinh và truyền thông nước nầy đang lo sợ hành động “chống Tàu Cộng” của TT Mỹ mới đắc cử Donald Trump. Ông Trump vừa mới đề nghị bổ nhiệm một người mà Bắc Kinh cho là có nhiều hành động tích cực “Chống Tàu Cộng” quyết liệt làm cố vấn chính sách thương mại. Bắc Kinh cảnh báo cả hai nước sẽ bị thiệt hại nếu mối quan hệ thương mại Trung – Mỹ bị phá vỡ.
Không chỉ được ông Trump chọn trở thành “Chủ tịch Hội đồng Thương mại Quốc Gia”, giáo sư Peter Navarro cũng được ông Trump tin tưởng giao cho phần việc liên quan đến chính sách thương mại và nông nghiệp. Chuyên gia kinh tế Peter Navarro người nổi tiếng với tư tưởng chống Tàu Cộng làm cố vấn thương mại cho chính quyền mới, tờ China Daily viết trong một bài xã luận.
Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump nói việc tạo ra “Hội đồng Thương mại Quốc gia” là hành động thể hiện sự quyết tâm của Tổng thống Trump quyết làm cho ngành sản xuất của Mỹ mạnh mẽ thêm một lần nữa.” Giáo sư Navarro là người viết nhiều sách chỉ trích việc giao thương với TC đang làm thiệt hại nền kinh tế của Mỹ, ông cũng cho rằng hàng hóa giá rẻ của TC đang đầu độc nhân dân Mỹ. Tờ China Daily khẳng định: “Navarro là một người luôn chống lại TC được chọn trở thành một nhân vật quan trọng trong chính quyền kế tiếp của Mỹ, đây không phải là chuyện đùa”.
Ông Peter Navarro, học giả 67 tuổi, tiến sĩ Đại học Harvard, nổi tiếng với cuốn sách “Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action” (Chết dưới tay Tàu Cộng: Đương đầu với rồng – Lời kêu gọi hành động toàn cầu) như một mối đe dọa đối với nước Mỹ. Ông Navarro còn mở rộng sang cả lĩnh vực an ninh quốc gia. Đầu năm ngoái, ông xuất bản cuốn sách về quân sự “Crouching Tiger: What China’s Militarism Means for the World” (Ngọa hổ: Hệ lụy của chủ nghĩa quân phiệt Tàu Cộng đối với thế giới), phân tích về khả năng nổ ra xung đột Mỹ – Trung.
Chủ đề nầy cũng được đề cập đến trong một cuốn sách khác của ông có tên“The Coming China Wars: Where They Will Be Fought and How They Can Be Won” (Những cuộc chiến tranh với TC sắp xảy đến: Chúng sẽ diễn ra ở đâu và làm thế nào để chiến thắng). Vào tháng 11, Navarro đã cùng với một cố vấn khác là Alexander Grey chấp bút một bài viết trên tờ Foreign Policy vạch ra viễn kiến “Hoà bình thông qua sức mạnh” của ông Trump ở khu vực châu Á – TBD, cổ vũ cho việc tăng cường sức mạnh hải quân.
J. Kazianis trên cương vị Tổng biên tập Tạp chí The National Interest, bình luận các bài viết của ông:“Navarro điểm mặt chỉ tên Bắc Kinh vì các hành động gây hấn ở khắp châu Á-TBD. Ông ấy không chỉ viết về sự trỗi dậy trong cách hành xử hung hăng về kinh tế của TC mà còn cả về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của họ. Peter hiểu được điều gì đang lâm nguy ở châu Á trước những nỗ lực dồn dập của TC nhằm hăm dọa và thống trị các nước láng giềng, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực…”.
KẾT LUẬN:
Thật ra, học thuyết mới “Lục Quân Hải Chiến” của Đô đốc Harry Harris là do ông rút kinh nghiệm từ chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) và Thế chiến II. Học thuyết nầy sẽ được Ngũ Giác Đài nghiên cứu và thực hiện vì nó phù hợp với tư tưởng chống Tàu Cộng của TT Trump và Tiến sĩ Peter Navarro. Từ học thuyết nầy, Lục quân Hoa Kỳ sẽ không giữ nhiệm vụ thuần túy là lính đánh bộ chỉ hoạt động chủ yếu trên đất liền, được trang bị vũ khí cá nhân để chiến đấu trên bộ, tiêu diệt địch quân, đánh chiếm mục tiêu chiến thuật và chiến lược trên mặt trận và giữ vững trận địa.
Lục quân là binh chủng cổ nhất trong lịch sử và thường là binh chủng đầu tiên được xây dựng trong các quân đội. Pháo binh là lực lượng yểm trợ hỏa lực chủ yếu của Lục Quân, thường được trang bị các loại đại bác từ 105 đến 155 ly, tên lửa địa đối địa, địa đối không, súng phòng không…Trong học thuyết mới “Lục Quân Hải Chiến”, bộ binh sẽ chiến đấu hiệp đồng binh chủng Không Quân & Hải Quân và được trang bị những khẩu siêu đại pháo hiện đại, tên lửa địa đối hải tiên tiến…với nhiệm vụ chiến lược là phong tỏa các eo biển, đánh chận các chiến hạm của Tàu Cộng khi chúng muốn vuợt qua các nơi nầy…
Học thuyết nầy ra đời nhằm cảnh báo Bắc Kinh muốn nắn gân tân Tổng thống Donald Trump khi một tàu chiến TC đã bắt một thiết bị không người lái của Mỹ tại Biển Đông, sự việc xảy ra vào ngày 15/12/2016 trong lúc tàu khảo sát USS Bowditch của Mỹ đang làm nhiệm vụ lấy mẫu và thu thập dữ liệu ở Biển Đông gần vịnh Subic ở Philippines.
Bắc Kinh có thói quen thử thách hay nắn gân xem phản ứng của các tân Tổng thống Mỹ như thế nào? Sự kiện đảo Hải Nam diễn ra ngày 01/4/2001 khi Bắc Kinh cố tình để một vụ va chạm xảy ra trên không giữa chiếc EP-3E ARIES II của Hải quân Mỹ và chiến đấu cơ tiềm kích đánh chặn J-8II của TC. Kết quả chiếc J-8 rơi xuống biển và phi công được xem như đã chết. Còn chiếc EP-3 bị thiệt hại nặng, hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Sau đó 24 nhân viên phi hành đoàn bị bắt và chỉ được thả sau 11 ngày bị giam giữ. Đây được xem là hành động Bắc Kinh thử trắc nghiệm Tổng thống George W. Bush, 3 tháng sau khi ông Bush vừa nhậm chức.
Học thuyết “LỤC QUÂN HẢI CHIẾN” ra đời nhằm tăng cường sức mạnh quân sự cho chiến lược “KHÔNG-HẢI CHIẾN” của Mỹ. Hãy chờ xem phản ứng của quân đội PLA của Tàu Cộng có dám vuốt râu hùm ở Biển Đông hay không? Một tân Tổng thống Donald Trump được mô tả là nhân vật có tính khí khó lường, Tập Cận Bình có lẽ đang rét vì họ đang lỡ bắt giữ một thiết bị không người lái của Hải quân Mỹ, Bắc Kinh thì muốn trả mà ông Donald Trump không muốn thu hồi thiết bị kể trên. Xin hãy chờ xem, sau ngày 20/1/2017, khi ông Donald Trump chính thức trở thành “Tổng thống thứ 45” của Hoa Kỳ, sự việc sẽ được giải quyết như thế nào đây?
tổng hợp & nhận định
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
29/12/2016